Rong kinh kéo dài có nguy hiểm không?

Thứ Tư, 11/03/2020 02:55 PM (GMT+7)

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn gái dao động trong khoảng 28-35 ngày, ngày hành kinh 3-5 ngày và lượng máu trung bình mất đi là 40-60 ml/chu kỳ. Do đó, nếu số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi hơn 80ml/ chu kỳ thì bạn gái sẽ được chẩn đoán mắc bệnh rong kinh.

rong-kinh-keo-dai-co-nguy-hiem-khong-

Rong kinh là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn gái dao động trong khoảng 28-35 ngày, ngày hành kinh 3-5 ngày và lượng máu trung bình mất đi là 40-60 ml/chu kỳ. Do đó, nếu số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi hơn 80ml/ chu kỳ thì bạn gái sẽ được chẩn đoán mắc bệnh rong kinh. Tuy nhiên, làm cách nào bạn gái có thể đo lường được lượng máu mất đi trong một chu kỳ kinh nguyệt?

Sau đây là những mẹo nhỏ để biết khi nào mình bị rong kinh:

- Thường xuyên thay băng vệ sinh mỗi 2 giờ hoặc nhiều hơn.

- Chảy máu tràn ra quần áo hoặc giường ngủ.

- Cần bảo vệ hai lớp bằng băng vệ sinh và khăn.

- Xuất hiện các cục máu đông.

- Ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường ví dụ như học tập, thể thao,...

- Hơn 7 ngày ra máu nhiều.  

Nguyên nhân gây bệnh rong kinh?

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ không xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh rong kinh ở bạn gái. Tuy nhiên, bạn gái cũng có thể tham khảo thêm một số nguyên nhân khá phổ biến dưới đây:

Bạn gái chỉ vừa mới được cô bạn "đèn đỏ" ghé thăm một vài lần. Do đó, mỗi lần cô bạn "đèn đỏ" này ghé chơi đều không giống nhau và bạn gái có thể bị chảy máu khá nhiều do nồng độ hormone trong cơ thể dao động lớn. Hiện tượng rong kinh trong trường hợp này có thể kéo dài đến vài năm ở một số bạn gái.

Viêm tử cung cũng có thể gây ra bệnh rong kinh. Tuy nhiên, nếu không có quan hệ tình dục, bạn gái có thể tự loại trừ nguyên nhân này.

Bị rong kinh kéo dài có nguy hiểm không?

Tình trạng rong kinh không quá nguy hiểm, nhưng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn gái. Ngoài ra, mất nhiều máu có thể dẫn đến thiếu máu và gây ra các vấn đề khác như chóng mặt, thở dốc và mệt mỏi.

Nếu đến gặp bác sĩ, bạn gái sẽ cần chuẩn bị ghi chép về số lần cô bạn "đèn đỏ" ghé thăm trong ít nhất 6 tháng cũng như số lượng băng vệ sinh đã sử dụng. Bác sĩ sẽ xem các triệu chứng đang ở mức độ nào và đưa ra các biện pháp trị liệu có ích cho bạn gái. Tuy nhiên, bạn gái có thể cần trải qua ít nhất ba chu kỳ kinh nguyệt thì mới thấy triệu chứng bệnh rong kinh giảm bớt.

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....