Những loại thuốc đại kỵ tuyệt đối không được kết hợp với nhau

Thứ Sáu, 13/04/2018 12:00 AM (GMT+7)

Thuốc chỉ có tác dụng chữa bệnh hiệu quả khi được sử dụng đúng bệnh, đúng thời điểm, đúng liều. Tuy nhiên, có một số loại thuốc khi kết hợp chung với nhau lại gây phản ứng phụ vô cùng nguy hiểm.

Bác sĩ Vũ Huy Hiệu, bệnh viện Đại học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai khuyến cao người dân không nên kết hợp chung một số loại thuốc sau đây:

Thuốc kháng sinh tả và canxi

Thuốc tetracyclin là loại thuốc được dùng nhiều nhất khi bị bệnh tả. Nhưng bác sĩ khuyến nghị người bệnh tuyệt đối không được dùng thuốc tetracyclin. Bởi canxi làm cho xương chắc khỏe nhưng khi sửu dụng liều cao, canxi làm cho thuốc bị kết tủa theo kiểu tạo chelat, một kiểu kết hợp thuốc với kim loại.

Hậu quả là thuốc không thể hòa tan, rất khó đi vào cơ thể khiến cho bệnh tả kéo dài. Khi bị bệnh tiêu chảy cấp do ngộ độc thực phẩm hay rối loạn đường tiêu hóa mà dùng tetracyclin thì đừng có tham thuốc bổ hay bất cứ thuốc gì khác.

Không dùng thuốc dị ứng chung với ketoconazol

Mặc dù không phổ biến trên thị trường nhưng một số người vẫn thấy có terfenadin và astemizol trong danh mục thuốc chống dị ứng. Lý do thuốc bị cấm là vì có một số tác dụng phụ hệ trọng. Nếu sử dụng 1 trong 2 thuốc trên thì tuyệt đối không được dùng thuốc ketoconazol, cho dù bạn đang trị nấm.

Lý do là bởi, ketoconazol làm tăng nồng độ thuốc trong máu vượt tầm kiểm soát. Với một liều lượng cụ thể, thuốc sẽ vào máu khoảng chừng 80 - 90%. Tăng cao nồng độ hai thuốc chống dị ứng này trong máu sẽ gây ra hiện tượng xoắn đỉnh, một dạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Không uống sắt với kháng sinh tiết niệu

Khi bị viêm đường tiết niệu, nhất định phải sử dụng đến kháng sinh ciprofloxacin. Loại kháng sinh này giúp tiêu diệt gần hết các vi khuẩn trên đường tiết niệu của bạn và nó khá nhạy.

Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc này cùng với việc uống sắt thì không có tác dụng, thậ chí gây ra phản ứng phụ nguy hiểm. Lý do, viên sắt chống lại sự hấp thu của thuốc. Sắt làm kết tủa thuốc đến mức mà nếu như bạn dùng viên sắt liều cao thì nó có thể giảm tới 1/3 nồng độ thuốc được hấp thu vào máu.

Với nồng độ thiếu hụt như thế, thuốc chẳng thể làm được gì vi khuẩn. Vì vậy, nếu uống kháng sinh tiết niệu, tuyệt đối không được uống sắt.

Không uống vitamin K với thuốc chống đông

Một số bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, ghép tạng bắt buộc phải sử dụng thuốc chống đông máu. Điều này giúp đảm bảo tính chống đông hiệu quả, nếu không tai biến sẽ xuất hiện lại.

Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo không được dùng thuốc chống đông với vitamin K. Vitamin K là một thành tố quan trọng tạo nên chuỗi chu trình đông máu, một điều đang cần ngăn trở khi dùng thuốc chống đông.

Không dùng thuốc hạ áp với canxi

Bác sĩ khuyến cáo, tuyệt đối không được dùng thuốc hạ áp khi đang bổ sung canxi. Bởi canxi là thành tố quan trọng góp phần vào cơ chế gây co cơ trơn thành mạch và gây tăng huyết áp.

Khi sử dụng thuốc hạ áp cùng với canx, thuốc này sẽ ngăn canxi không cho đi vào hệ thống cơ trơn thành mạch, giảm tối đa sự co thắt mạch và do đó hạ được huyết áp bệnh lý.

Không dùng chung hai thuốc này là điều tốt nhất. Còn nếu như nhất định không thể dừng điều trị huyết áp (đương nhiên) và bỏ giữa chừng chế độ chống loãng xương, nên chọn thuốc hạ huyết áp dòng khác như chẹn beta chẳng hạn.

System

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...