Những lưu ý khi sử dụng băng vệ sinh để tránh bệnh phụ khoa

Thứ Ba, 18/02/2020 05:33 PM (GMT+7)

Quá trình sử dụng băng vệ sinh chị em cần lưu ý một số vấn đề để tránh mắc các bệnh phụ khoa.

Thời gian phù hợp nên thay băng vệ sinh

Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài từ 3- 7 ngày. Trong 2 ngày đầu tiên, lượng máu kinh nguyệt ở mức cao nhất, do đó tốt nhất 2 tiếng nên thay băng vệ sinh một lần, kinh nguyệt đến ngày thứ 3 sẽ giảm dần, lúc này sau khoảng 3-4 tiếng có thể thay băng 1 lần, cho đến khi hết kỳ kinh nguyệt.

Nếu thời gian dài không thay, trong môi trường ẩm ướt băng vệ sinh sẽ sản sinh một lượng lớn các loại vi khuẩn, rất dễ gây bệnh phụ khoa.

Những lưu ý khác:

Để thuận tiện, nhiều cô gái đều lựa chọn để băng vệ sinh trong nhà vệ sinh, nơi được cho là chứa nhiều vi khuẩn, rất dễ dính trên bề mặt băng vệ sinh. Trong khi đó, băng vệ sinh được làm từ chất liệu bông, sợi nên rất dễ hút ẩm và biến chất, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và hoạt động.

bvs

Chọn loại băng vệ sinh phù hợp, chất lượng

Nên lựa chọn nhãn hiệu băng vệ sinh thích hợp với da của bản thân, điều này tránh xuất hiện tình trạng dị ứng.

Nhất định không được lựa chọn băng vệ sinh có chứa chất huỳnh quang. Mặc dù trên bề mặt băng vệ sinh nhìn rất sạch sẽ, nhưng bên trong chúng chứa rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, có thể gây viêm nhiễm vùng kín.

Lưu ý hạn sử dụng của băng vệ sinh

Nếu quá hạn, loại băng vệ sinh có thể biến chất và làm tổn thương vùng kín, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

Rửa tay sạch trước khi sử dụng băng vệ sinh

Phụ nữ cần vệ sinh đôi tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước rồi mới bắt đầu thay băng vệ sinh. Nếu không chú ý vệ sinh bàn tay sạch sẽ trước khi thay băng sẽ gián tiếp làm vi khuẩn từ bàn tay lây lan và xâm nhập vào vùng kín.

Không dùng băng vệ sinh có mùi thơm không đảm bảo 

Một số loại băng vệ sinh mùi thơm không có nguồn gốc rõ ràng có thể chứa nhiều hóa chất độc hại như benzen, este... Đặc biệt, chúng còn làm tăng khả năng sinh sôi vi khuẩn, gây hăm da, kích ứng, mẩn đỏ, ngứa da và khiến bạn có nguy cơ mắc phải một số bệnh phụ khoa khác nếu sử dụng liên tục trong một thời gian dài.

Trần Thị Hải Yến

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....