Những người mắc bệnh này cần lưu ý khi ăn dưa chuột 

Chủ Nhật, 09/06/2019 09:52 AM (GMT+7)

Người mắc bệnh thận, đau dạ dày hay thai phụ nếu ăn quá nhiều dưa chuột có thể khiến bệnh trầm trọng thêm, gây nguy hiểm.

Dưa chuột chiếm đến 90% là nước và chứa hầu hết các vitamin, khoáng chất tự nhiên cần thiết cho cơ thể giúp giảm cân, giải độc, ổn định huyết áp, giúp tiêu hóa tốt, làm đẹp da. 

Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng và ăn dưa chuột không đúng cách sẽ gây ngộ độc và nguy hiểm cho sức khỏe.

duachuot

Một số đối tượng sau không nên ăn nhiều dưa chuột:

Thai phụ

Thai phụ ăn quá nhiều dưa chuột có thể gây ra một số tình trạng khó chịu như gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí bị đau bụng.

Người lạnh bụng

Theo Đông y, dưa chuột có tính lạnh, nếu ăn nhiều sẽ sinh đi tiểu nhiều, thậm chí người thận yếu có thể hay bị vãi tiểu. Do vậy, người bị lạnh bụng, ảnh hưởng chức năng thận thì không nên ăn dưa chuột.

Người bị đầy bụng

Dưa chuột có tính lạnh, không thích hợp cho người đầy bụng.

Người mắc bệnh thận

Trong dưa chuột chứa nhiều kali. Vì thế những người mắc bệnh thận, nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng cũng như hoạt động bình thường của thận.

Người hay bị ngộ độc

Ngày nay, nhiều nơi trồng dưa chuột phun thuốc kích thích, trừ sâu bọ nên vẫn còn hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật trên quả dưa, khi ăn dễ gây ngộ độc. Dưa chuột lợi tiểu Ăn nhiều dưa chuột sẽ buộc bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn.

Do có nhiều chất xơ nên dưa chuột sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí có thể làm bạn bị đau bụng.

Người đau dạ dày

Những ai có bệnh đau dạ dày, lúc đói không nên ăn dưa chuột, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.

Những người bị viêm xoang hoặc những căn bệnh mãn tính về hô hấp

Theo y học cổ truyền của người Ấn Độ, loại rau có tính hàn này sẽ làm các căn bệnh này trở nên nặng hơn, dẫn đến những biến chứng phức tạp.

Khi ăn dưa chuột cần phải rửa sạch dưới vòi nước đang chảy, gọt bỏ vỏ vì phần lớn lượng độc tố đều nằm trong lớp vỏ.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....