Những nguy cơ có thể gặp phải khi tự ý tiêm truyền

Thứ Hai, 08/04/2019 10:40 PM (GMT+7)

Thói quen tự ý tiêm truyền vô cùng nguy hiểm mà minh chứng rõ ràng nhất là việc một phụ nữ 35 tuổi cảm thấy cơ thể mệt mỏi nên đã tìm đến phòng khám chuyên khoa nội tổng để truyền nước, sau đó bị sốc và tử vong.

Trên Dân Việt, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, việc tiêm truyền tại nhà vô cùng nguy hiểm, không ít người đã phải trả giá bằng mạng sống. 

Ông phân tích, việc sốt, mệt của mỗi người khác nhau là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, chỉ bác sĩ mới biết việc sốt, mệt ấy có cần tiêm truyền dịch hay không. Tất cả mọi vấn đề liên quan đến tiêm truyền như: có tiêm truyền hay không, tiêm truyền loại gì, liều lượng, nhanh chậm... đều phải có chỉ định của bác sĩ. Chưa kể, việc truyền không đúng loại rất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Ví dụ, bệnh nhân mất điện giải mà truyền đường sẽ làm bệnh nặng hơn. Thiếu natri mà truyền đường sẽ làm máu loãng gây phù não. Thừa natri mà truyền muối quá nhiều làm teo não. Trẻ sốt do viêm phổi hay mệt do bị bệnh tim... phải hạn chế truyền dịch. Nếu lạm dụng truyền sẽ dễ gây ra các tai biến. Người già, thận yếu nếu truyền dịch có thể khiến phù não, tai biến trên não.

Thông tin trên VnExpress, Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, hoặc bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp... không thể ăn uống được. Trước khi truyền dịch bệnh nhân cần phải qua quá trình xét nghiệm cần thiết. Những bệnh nhẹ thì không nên truyền dịch. Nếu cơ thể bị mất nước mà vẫn ăn uống được thì nên bù nước qua đường uống.

truyendich

Một số lưu ý khi truyền dịch:

- Chưa được khám, xét nghiệm và kết luận từ bác sĩ thì không được tự ý đến cơ sở y tế, quầy dược hoặc mời y bác sĩ về nhà truyền dịch.

- Quá trình truyền nên cho dịch chảy chậm và phải có bác sĩ thường xuyên theo dõi.

- Nếu còn ăn uống được, nên bổ sung bằng các thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa... thay vì truyền dịch.

- Khi đang truyền dịch, cơ thể có biểu hiện bất thường như rét run, khó thở, phù chỗ tiêm... phải báo ngay nhân viên y tế để kịp thời xử trí.

- Tiến hành truyền dịch ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và khả năng xử trí tai biến trong khi truyền, hạn chế thực hiện tại nhà, trên đường, trên phương tiện giao thông.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...