Những nguy cơ phụ nữ gặp phải khi Estrogen trong cơ thể quá thấp

Thứ Ba, 02/07/2019 07:32 PM (GMT+7)

Hàm lượng Estrogen trong cơ thể nếu thấp hơn tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ như sự phát triển của ngực, khả năng sinh dục...

Buồng trứng lão hóa sớm và kinh nguyệt không đều

Khi Estrogen không đạt mức tiêu chuẩn cần thiết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe buồng trứng của phụ nữ, làm tăng tốc độ lão hóa của cơ quan sinh dục này. Ngoài ra, vấn đề khác chính là khiến kinh nguyệt không đều, dễ bị thống kinh, tắt kinh hoặc các bệnh phụ khoa khác.

Khi mức độ Estrogen tiết ra bị giảm đi còn sẽ khiến cho niệu đạo và âm đạo trở nên nhỏ hơn, khi giao hợp sẽ có cảm giác đau rất rõ rệt, từ đó ảnh hưởng đến sự ham muốn hoặc có thể bị lãnh cảm chuyện chăn gối.

Dễ bị vô sinh

Estrogen có thể giúp nội mạc tử cung tăng sinh và dầy lên một cách có quy luật, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường khả năng co thắt tử cung, còn có thể giúp các cơ trơn bằng ở tử cung tăng độ nhạy cảm đối với Oxytocin (còn gọi là hormone tình yêu).

Ngoài ra, Estrogen còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hormone FSH (kích noãn bào tố). Đây là nền tảng chuẩn bị tốt cho sự thụ thai. Vì vậy, một khi Estrogen không đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng có con, thậm chí gây vô sinh.

Gây mất ngủ và đổ mồ hôi trộm

Estrogen thấp sẽ dẫn đến chức năng buồng trứng sớm thoái hóa, làm tối loạn thần kinh thực vật, khiến phụ nữ dễ bị tình trạng mất ngủ, nhiều mộng, tâm trạng hay cáu gắt, bất an, trí nhớ và năng lực nhận thức đều giảm. Một số người còn đau đầu, chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh và thường đổ mồ hôi trộm.

Thay đổi về nhan sắc: Da trở nên khô nhám, nếp nhăn và mất tính đàn hồi, xuất hiện các vết nám, đồi mồi.

Thay đổi về ngoại hình: Vòng một kém săn chắc, mỡ thừa tập trung nhiều hơn ở bụng. Có thể xuất hiện rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục, âm đạo khô, đau khi quan hệ.

Thay đổi về sức khỏe: Tăng nguy cơ bị loãng xương, mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, ung thư.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....