Những sai lầm khi cho bé ăn dặm mẹ cần tránh

Thứ Năm, 03/01/2019 12:24 PM (GMT+7)

Ăn dặm là giai đoạn cực kỳ quan trọng giúp bé thức ứng với các loại thức ăn cứng. Dưới đây là một số sai lầm điển hình mà mẹ có thể gặp phải khi tiến hành cho trẻ ăn dặm.

Empty

Những sai lầm khi cho bé ăn dặm mẹ cần tránh

Ăn dặm không khoa học, ăn quá nhiều, ăn đồ không đảm bảo là nguyên nhân làm tổn thương hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số sai lầm điển hình:

- Mẹ cho bé uống nước cam đặc trong thời kỳ ăn dặm: nước cam tốt cho sức khỏe nhưng không hề tốt cho trẻ nhở mới bắt đầu ăn dặm. Trong nước cam có chứa nhiều axit có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, và đồng thời cũng không tốt cho men răng mới bắt đầu hình thành. Vì vậy, nếu muốn cho bé uống nước cam, mẹ nhớ pha loãng với nước lọc cho con.

- Không cho thêm dầu vào đồ ăn của bé: nhiều bà mẹ nấu ăn thường không cho thêm dầu vào đồ ăn dặm của con. Nhưng các mẹ lại không biết, các nhóm axit béo trong thành phần của dầu ăn đóng vai trò dẫn và hòa tan vitamin, giúp đẩy mạnh quá trình hấp thụ vitamin quan trọng trong cơ thể. Nếu không có dầu ăn, khả năng hấp thu vitamin ở bé kém, có thể dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D, khiến bé còi xương, chậm lớn, chậm tăng cân. Trong bữa ăn bình thường, mẹ có thể cho thêm 1 thìa dầu ăn vào đồ ăn của bé, như dầu Oliu, dầu gấc hay dầu dừa.

Empty

- Đồ ăn quá mặn có thể ảnh hưởng đến chức năng thận của trẻ dưới 1 tuổi. Bởi lúc này thận chứa phát triển đủ để tiêu hóa một khối lượng muối quá lớn. Vậy nên mỗi ngày mẹ chỉ cho bé ăn khoảng 1gr muối.

- Hâm lại đồ ăn cho bé: đây là điều rất nhiều bà mẹ thường thường để tránh mất thời gian. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra hâm đi hâm lại đồ ăn thường khiến đồ ăn mất chất dinh dưỡng, không tốt cho trẻ.

Ăn dặm đúng cách cho trẻ

Ăn dặm đúng cách được xem là khởi đầu tốt đẹp nhất mà mẹ dành cho bé.Ăn dặm đúng cách giúp đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ. Bởi khi trẻ lớn lên, trẻ cần dung nạp nhiều chất để cơ thể phát triển tốt nhất.

Trẻ có thể bắt đầu ăn dặm sau 4 tháng tuổi. Song đây vẫn chưa phải thời điểm thích hợp nhất để cho trẻ ăn dặm. Bởi lúc này cơ thể trẻ còn yếu, khả năng tiêu hóa kém và hấp thụ dưỡng chất không tốt. Nếu cho trẻ ăn không đúng cách còn dẫn đến suy dinh dưỡng.

Nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 6. Bắt đầu ăn dặm bằng một vài muỗng bột, sau đó tăng dần đều và kết hợp với việc cho trẻ bú bằng sữa mẹ và sữa mẹ vẫn đóng vai trò chủ chốt.

Sau 9 tháng mẹ có thể cho bé ăn dặm với các loại thực phẩm khác nhau: thịt, trứng, rau, tôm cua, dầu oliu, dầu mè sao cho khẩu phần ăn của trẻ phải đảm bảo đầy đủ các nhóm dưỡng chất tinh bột, chất đạm, rau trái cây và dầu thực vật.

Để bé dễ tiếp nhận với quá trình ăn dặm bạn nên thay đổi thực đơn phong phú, một phần kích thích sự hứng thú trong bữa ăn của trẻ tránh tình trạng trẻ biếng ăn, ăn trong tình trạng không hấp thụ thức ăn.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....