Những sai lầm khiến các mẹ bầu sinh khó khăn mệt mỏi

Thứ Năm, 18/07/2019 10:01 AM (GMT+7)

Được làm mẹ là điều vô cùng thiêng liêng trong cuộc đời mỗi người phụ nữ, chắc chắn mẹ nào cũng muốn những điều tốt nhất cho con, chính vì thế hãy lý trí hơn để “áp chế” cơn đau đẻ, bảo đảm giúp “vượt cạn” thuận lợi nhanh chóng.

vuot-can

Nằm ngửa, gồng mình

Lúc chuyển dạ, tử cung co thắt liên tục, đặt áp lực cực lớn lên vùng thắt lưng nên gây nên sự đau đớn cho các mẹ bầu, nên theo phản xạ tự nhiên các mẹ chỉ muốn nằm ngửa, gồng mình lên hết sức. Tư thế này thực chất cực kì nguy hiểm cho mẹ và con vì trọng lượng bào thai quá lớn và dồn hết lên cột sống người mẹ, chặn đường lưu thông máu khiến cơn đau đẻ tăng cấp, quá trình sinh nở cũng khó khăn hơn.

Hãy cố gắng và nhờ người khác trợ giúp đứng và ngả người về trước, những lúc muốn nằm nghỉ ngơi nên chọn tư thế nằm nghiêng.

La hét, khóc lớn

Dù biết đau đẻ thì không thể tránh khỏi chính vì thế các mẹ bầu khóc lóc, thậm chí la hét. Nhưng hãy cố gắng kiềm chế mình vì chính những điều đó khiến quá trình vượt cạn diễn ra lâu hơn, tốn nhiều sức lực hơn, các bác sĩ y tá cũng khó tập trung đỡ đẻ, thiệt thòi chỉ thuộc về các mẹ bầu thôi.

Thở gấp

Đau đớn, mệt mỏi khiến bất kì ai cũng mất kiểm soát chứ không riêng gì bà bầu, hơi thở gấp gáp, ngắt quãng, khiến thiếu oxi lên não, tăng cấp các cơn đau chuyển dạ; nguy hiểm hơn hết là thai nhi ngày một thiếu oxi nhanh chóng, dễ chết ngạt trong bụng mẹ.

Vậy các mẹ bầu nên làm gì?

Trong quá trình chuẩn bị sinh nở đến lúc lên bàn sinh hãy nếm số lần gò, thời điểm, những biểu hiện của mình; tuyệt đối phải nói rõ với các bác sĩ, không che giấu bất cứ điều gì để các bác sĩ có hướng giúp đỡ tốt nhất.

Đặc biệt các thai phụ cần giữ cho mình suy nghĩ, tinh thần lạc quan nhất, quá lo lắng hay áp lực chuyện sinh nở chưa bao giờ khiến các mẹ sinh dễ dàng hơn, nỗi sợ hãi gây cản trở lớn các hooc môn sản sinh hỗ trợ quá trình đưa bao thai ra ngoài.

Được làm mẹ là điều vô cùng thiêng liêng trong cuộc đời mỗi người phụ nữ, chắc chắn mẹ nào cũng muốn những điều tốt nhất cho con, chính vì thế hãy lý trí hơn để “áp chế” cơn đau đẻ, bảo đảm giúp “vượt cạn” thuận lợi nhanh chóng.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....