Những thực phẩm cần bổ sung cho ngày đèn đỏ

Thứ Bảy, 02/09/2023 10:30 AM (GMT+7)

Trong những ngày đèn đỏ, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng nhiều tới cơ thể chị em phụ nữ. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu những thực phẩm nên ăn vào ngày đèn đỏ tốt cho sức khỏe kỳ kinh nguyệt đồng thời ngăn ngừa, giảm thiểu những triệu chứng đau bụng, khó chịu, mệt mỏi,...

Căng thẳng, mất cân bằng nội tiết tố, dùng thuốc và thậm chí là tập thể dục quá sức là những lý do có thể khiến phụ nữ ra máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt. Ra máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt được gọi là rong kinh. Nhưng khi tình trạng ra máu kéo dài thường dẫn đến thiếu sắt. Kinh nguyệt có thể gây thiếu máu do thiếu sắt nếu lượng sắt mất trong chu kỳ kinh nguyệt không được thay thế bằng chất sắt trong chế độ ăn uống. Chu kỳ kinh nguyệt ra nhiều không có nghĩa là sẽ bị thiếu máu, trừ khi chế độ ăn uống thiếu thực phẩm giàu chất sắt. Do đó, bổ sung chất sắt hoặc thậm chí thực phẩm giàu chất sắt vào chế độ ăn uống là biện pháp tốt. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm được đánh giá là tốt cho sức khỏe chị em ngày đèn đỏ:

Hải sản

Đây là được xếp vào nhóm thức phẩm chứa nhiều sắt, có lợi cho việc điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Tôm biển 1,6mg, cua bể 3,8mg. Cá cũng là nguồn thực phẩm tuyệt vời và thay thế cho việc ăn thịt hàng ngày. Một số loại cá là nguồn thức ăn chứa nhiều sắt, có thể kể đến như: cá nục (chứa 3,25mg sắt), cá thu đao (chứa 3mg sắt), cá trích (chứa 2,8mg), cá ngừ (chứa 1,4mg sắt)… Một khẩu phần cá ngừ đóng hộp 85g chứa khoảng 1,4mg sắt. Các loại cá khác giàu chất sắt là cá tuyết chấm đen, cá thu và cá mòi… Tất cả các loài động vật có vỏ đều có nhiều chất sắt, một khẩu phần 100g nghêu có thể chứa tới 3mg sắt, sò 1,9mg, hến 1,6mg.

Nội tạng

Nội tạng động vật như gan gà, gan lợn, gan bò, thận bò, thận heo… cũng là nguồn thực phẩm chứa nhiều sắt. Cụ thể, gan gà chứa 8,2mg sắt; gan lợn chứa 12mg sắt; thận bò chứa 7,1mg sắt; thận heo chứa 8mg sắt… Một khẩu phần gan bò 100g chứa khoảng 6,5mg sắt, tương đương 36% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV). Khi chế biến nội tạng động vật cần làm sạch, luộc thật chín để đảm bảo loại bỏ được hết ký sinh trùng. Các loại thịt nạc như thịt bò nạc và thịt gia cầm được cơ thể hấp thụ dễ dàng nhất. Một khẩu phần 100g thịt bò xay chứa 2,7 mg sắt, chiếm 15% DV. Phần nhiều nạc nhất của con gà là ức gà và đồng thời cũng là phần nhiều sắt nhất, 100g ức gà chứa 0,7 mg sắt.

Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc như gạo tự nhiên và gạo lứt, yến mạch, quinoa, bỏng ngô. Nên bổ sung các thực phẩm này vào chế độ ăn uống vì chúng là nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời. Nếu tiêu thụ ngũ cốc ở dạng lạnh, có thể cung cấp cho cơ thể từ 1,8 – 21,1mg sắt; ngược lại, tiêu thụ ở dạng nóng hàm lượng sắt sẽ giảm xuống, dao động trong khoảng 4,9 – 8,1mg sắt. Ngoài ra, tiêu thụ ngũ cốc tăng cường chất sắt (kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng trên bao bì) cùng với một số sản phẩm từ sữa ít béo hoặc sữa chua có thể là khởi đầu tốt cho ngày mới hoặc dùng trong ngày cũng rất tốt.

Các loại đậu

Đậu là nguồn cung cấp chất xơ, Protein, Sắt tuyệt vời. Bổ sung đậu giúp chị em tiêu hóa tốt, giảm cảm giác thèm ăn ngày đèn đỏ. Bên cạnh đó trong đậu có chứa Kẽm có tác dụng làm dịu cơn đau bụng kinh hiệu quả.

Rau lá xanh

Ngày đèn đỏ mất nhiều máu thường kiến chị em mệt mỏi, đau nhức vai, lưng, chóng mặt,... Rau xanh chứa nhiều Vitamin C, B12, B9..., khoáng chất Sắt, Magie,... là những chất cần thiết cho quá trình tạo máu. Do đó bổ sung lượng phù hợp rau xanh giúp thúc đẩy tạo máu, giảm các triệu chứng ngày đèn đỏ.

thuc-pham-nhieu-sat-3-1696522831657552799695

Các loại rau củ 

Các loại rau như rau dền đỏ chứa 5,4mg sắt, rau đay 7,7mg sắt, cần tây 8mg sắt, khoai sọ 1,5mg sắt cũng được xếp vào danh sách các thực phẩm giàu sắt được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng thường xuyên. Có thể nấu canh những loại rau này cùng tôm, thịt bò, thịt heo… để tăng cường bổ sung lượng sắt từ thực phẩm cho cơ thể.

Khoai tây cũng là loại thực phẩm chứa sắt cho cơ thể rất tốt. Trong 100g khoai tây chứa tới 3,2mg sắt. Tuy nhiên, khi bổ sung khoai tây trong chế độ ăn hàng ngày nên chế biến dạng hấp, hầm, luộc thay vì chiên, rán vì không tốt cho sức khỏe.

Các loại hạt

Các loại hạt như vừng (mè), hạt diêm mạch (quinoa) là những thực phẩm giàu năng lượng có chứa sắt. Hạt vừng, nhất là vừng đen là loại hạt chứa sắt dồi dào. Một cốc hạt diêm mạch có khoảng 185g nấu chín chứa đến 2,5mg sắt, tương đương 16% DV cơ thể cần. Trong 28g hạt bí ngô có chứa khoảng 2,5mg sắt, tương đương 14% DV nhu cầu cơ thể cần hàng ngày. Ngoài ra, chúng chứa một lượng lớn protein thực vật, chất xơ, canxi, magie, kẽm, selen, chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật có lợi khác…

Đậu phụ

Đậu phụ là thực phẩm chứa một lượng sắt non heme phong phú. Một khẩu phần ăn đậu phụ có thể cung cấp 3,4mg tương đương 19% lượng sắt cần thiết. Đây cũng là thực phẩm tuyệt vời dùng để thay thế cho thịt nhằm cung cấp đủ protein. Vì canxi có thể cản trở sự hấp thu sắt non heme, nên có thể sử dụng đậu phụ mà không cần tới các chất tăng cường canxi.

Sô-cô-la

Trong kỳ kinh nguyệt thường thèm ngọt nếu thấy mình không thể cưỡng lại cơn thèm ngọt, thì hãy tìm đến một ít sô cô la đen. 100g sô-cô-la đen chứa 92% nhu cầu sắt hàng ngày, tuy nhiên không nên ăn 100g trong một lần, chỉ cần ăn 28g sô-cô-la đen trong một lần cơ thể sẽ được cung cấp khoảng 3,4mg sắt, tương đương 19% DV cơ thể cần. Cùng đó, chocolate đen còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu, từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

Trái cây

Trái cây là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt trong ngày đèn đỏ, trái cây cung cấp Vitamin C, B, E cùng nhiều khoáng chất Sắt, Magie, Kali,... giúp bổ sung các vi chất tăng cường hệ miễn dịch và giảm cảm giác thèm đồ ngọt cho chị em. Một số trái cây tốt nên bổ sung trong kỳ kinh nguyệt: chuối, kiwi, bơ, dưa hấu, nho, táo,...

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....