Những thực phẩm giúp nam giới ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Thứ Bảy, 23/09/2023 05:14 AM (GMT+7)

Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến và nguy hiểm ở nam giới. Bệnh có thể di căn đến xương, hạch bạch huyết... nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Để bảo vệ khỏi nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt hoặc tránh tái phát, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng.

Ung thư tuyến tiền liệt (hay ung thư tiền liệt tuyến) là một trong những bệnh thường gặp ở tuyến tiền liệt. Đây là tuyến chỉ có ở nam giới với chức năng sản sinh ra tinh dịch và vận chuyển tinh trùng. Khi các tế bào tuyến tiền liệt phát triển không bình thường hoặc mất kiểm soát, nó được gọi là ung thư. 

Thông thường, ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm, ban đầu chỉ giới hạn ở tuyến tiền liệt - nơi nó có thể không gây hại nghiêm trọng, nếu được phát hiện và điều trị sớm người bệnh có thể sống được nhiều năm, thậm chí có thể chữa khỏi hoàn toàn.  Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển sang mức độ nặng, tốc độ phát triển của bệnh sẽ rất nhanh chóng và có thể lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể, thậm chí là tử vong.

Dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt

Thông thường ở giai đoạn đầu ung thư tuyến tiền liệt hầu như không có triệu chứng rõ ràng. Khi các tế bào ung thư phát triển đủ lớn (thường ở giai đoạn cuối) thì có thể gây ra các triệu chứng.

 Các triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt thường bao gồm các vấn đề về tiết niệu, tình dục và gây đau tê ở một số cơ quan điển hình.

- Vấn đề về tiết niệu: Khi khối u phát triển trên tuyến tiền liệt sẽ đè ép lên bàng quang hoặc niệu đạo và gây ra các vấn đề như: Đi tiểu thường xuyên; Giảm lực trong dòng nước tiểu; Xuất hiện máu trong nước tiểu.

- Vấn đề về tình dục: Rối loạn cương dương có thể là một triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải tình trạng tinh dịch có màu vàng hoặc có máu trong tinh dịch sau khi xuất tinh.

- Tình trạng đau và tê: Khi ung thư tuyến tiền liệt di căn, thường sẽ di căn vào xương và điều nay có thể gây đau, tê ở một số vùng như: xương chậu, ngực, hông, lưng...

Các thực phẩm hỗ trợ ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thói quen ăn uống lành mạnh với những thực phẩm chất lượng có thể bảo vệ bạn ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Các thực phẩm này góp phần vào việc phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt, đồng thời hạn chế sự tiến triển của bệnh cũng như nguy cơ tái phát.

1. Đậu nành: Nhiều người tin rằng đậu nành làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, sự thực thế nào?5 tác dụng đáng ngạc nhiên của việc ăn đậu nành. Đậu nành được sử dụng dưới nhiều dạng như đậu phụ, sữa đậu nành, bột đậu nành,... nên rất dễ kết hợp được với nhiều loại thực phẩm khác. Đậu nành giàu chất xơ, vitamin nhóm B, khoáng chất và protein. Đậu nành là một trong những loại thực vật chứa nhiều protein nhất. Ngoài ra, nó chứa isoflavone, phytoestrogen có thể làm giảm hoạt động của testosterone (một trong những hormone kích thích sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt) và có tác dụng chống viêm. Người bị ung thư tuyến tiền liệt nên bổ sung đậu nành vào chế độ ăn uống khoảng 1 lần/tuần, sử dụng protein từ đậu nành thay thế cho protein từ thịt cũng có tác dụng bảo vệ sức khỏe ngăn ngừa các bệnh khác như ung thư tiêu hóa.

2. Các loại rau họ cải: Rau họ cải bao gồm rất nhiều loại rau quen thuộc thường được trồng vào mùa đông như bắp cải, cải thảo, súp lơ, cải xoăn, cải làn, củ cải, su hào, xà lách, cải xoong,... Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại rau họ cải giúp bảo vệ chống lại bệnh tim mạch, sa sút trí tuệ và nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt. Cách nấu ăn tốt nhất để được hưởng lợi từ các phân tử chống ung thư của các loại rau này là hấp hoặc xào với thời gian nấu ngắn. Tránh nấu trong nước lâu sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng có lợi trong các loại rau này.

can-garlic-fight-coronavirus-covid-19-1200x676-16481966152321478799373

3. Tỏi: Ở giai đoạn sớm, ung thư tuyến tiền liệt không có triệu chứng đặc biệt, mơ hồ. Chủ yếu khi khám sức khỏe định kỳ và phát hiện tuyến tiền liệt có dấu hiệu bất thường. Các trường hợp này thường được chỉ định xét nghiệm sinh hóa PSA để đánh giá nguy cơ ung thư ung thư tuyến tiền liệt. Chỉ số bình thường trong khoảng từ 0 - 4 ng/ml. Nếu chỉ số này lớn hơn 4ng/ml, nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt sẽ tăng dần theo chỉ số. Theo nhiều nghiên cứu, việc tiêu thụ allium - một chất có trong tỏi - hàng ngày góp phần làm giảm mức độ PSA (protein được sản xuất bởi tuyến tiền liệt, mức độ được theo dõi để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt) dẫn đến giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư này. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên ăn khoảng 2-3 củ tỏi mỗi tuần để nhận được những lợi ích phòng chống ung thư.

4. Cà chua: Theo các nghiên cứu, chất lycopene có trong cà chua (giống như các loại trái cây khác như dưa hấu, ớt đỏ, bưởi...) sẽ bảo vệ khỏi nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Việc tiêu thụ nó hàng ngày cũng rất có ích đổi với các bệnh nhân ung thư vì lycopene làm chậm sự tiến triển của các khối u. Ngoài ra, lycopene cũng giúp làm giảm khối lượng của tuyến tiền liệt và hạ thấp "điểm số" của IPSS - một công cụ để sàng lọc và theo dõi các triệu chứng liên quan đến phì đại tuyến tiền liệt. Nên ăn cà chua đã chín được nấu hoặc làm nước sốt tốt hơn là ăn cà chua sống.

5. Dầu cá và dầu thực vật: Omega-3 được tìm thấy trong cá béo (như cá hồi, cá mòi, cá ngừ,...) cũng như một số loại dầu thực vật (quả óc chó, hạt lanh, hạt chia,...) và cả dầu gan cá, làm giảm sản xuất các phân tử gây ung thư tuyến tiền liệt, thúc đẩy quá trình chết của tế bào ung thư và khiến chúng mất khả năng sinh di căn.

6. Nước ép lựu: Tác dụng chống ung thư của nước ép lựu đã được nhiều nghiên cứu chứng minh, nhờ vào hàm lượng polyphenol cao, có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Mức tiêu thụ khuyến nghị là một ly nước ép lựu mỗi ngày.

7. Trà xanh: Trà xanh giàu catechin, một chất chống oxy hóa tốt giúp làm chậm sự phát triển và tăng trưởng của các khối u. Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt nên uống trà xanh đều đặn mỗi ngày giúp cơ thể đào thải độc tố, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....