Những việc cần làm trước khi mang thai

Thứ Ba, 17/10/2023 02:59 AM (GMT+7)

Mang bầu và sinh con là khả năng tự nhiên của người phụ nữ. Nhưng để có được một thai kỳ khỏe mạnh, vui vẻ thì mẹ cần lên kế hoạch thực hiện thật chu đáo. Khi mẹ đã sẵn sàng để đón con đến với thế giới này thì cũng là lúc mẹ nên có một số thay đổi theo hướng dẫn dưới đây.

1. Chế độ sinh hoạt

Luyện tập tăng cường sức khỏe

Mặc dù đây là việc nên làm ở bất kỳ độ tuổi và giai đoạn nào nhưng không phải ai cũng có thói quen tập thể dục đều đặn. Nếu các mẹ đã bắt đầu có kế hoạch mang bầu thì cần tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút. Bạn cũng nên tham khảo dần những bài tập thể dục nhẹ nhàng cho bà bầu ngay từ bây giờ, đặc biệt lưu ý tránh các động tác có nguy cơ ngã hoặc chấn thương. Đi bộ, đạp xe, bơi hay tham gia các lớp tập đặc biệt dành cho bà bầu… đều đem lại hiệu quả tốt.

Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà theo các bác sĩ, hình thể gọn gàng còn góp phần hạn chế nhiều rắc rối khi sinh nở sau này.

Ngủ đủ giấc

Hãy điều chỉnh lại giấc ngủ của bạn. Nếu bạn thường thức khuya, dậy sớm, ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến việc rụng trứng và khó mang thai hơn. Hơn nữa, thiếu ngủ sẽ làm sức khỏe, tinh thần mệt mỏi, rệu rã, điều này sẽ còn tồi tệ hơn khi bạn ốm nghén.

Bạn cần ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày, và nên bắt đầu đi nằm từ 10 giờ 10 rưỡi tối, yên lặng không làm bất cứ điều gì, thậm chí không nói chuyện, giấc ngủ sâu sẽ rơi vào khoảng 23h là hợp lý nhất. Tăng chất lượng giấc ngủ bằng cách tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh, sạch sẽ, nhiệt độ, ánh sáng phù hợp.

2. Chế độ ăn uống hợp lý

rau-xanh-va-chat-dam-1

Chuẩn bị mang bầu, mẹ cần thay đổi thực đơn hàng ngày từ những món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ sang các thực phẩm tươi, có lợi cho sức khỏe. Mẹ cần bổ sung nhiều hơn lượng protein, sắt, canxi và acid folic mỗi ngày. Các thực phẩm dồi dào dinh dưỡng này gồm có trái cây, đậu phộng (lạc), rau xanh (đặc biệt là rau lá xanh), ngũ cốc và các sản phẩm ít béo. Song song với đó, mẹ nên giảm các loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp, khoai tây chiên, đồ nướng, soda… Không chỉ có mẹ mà bố cũng cần thay đổi theo thực đơn này vì con là kết quả của cả mẹ và bố.

3. Bổ sung vi chất dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống hợp lý cũng khó có thể cung cấp đủ các dưỡng chất cho cơ thể khi bạn chuẩn bị mang thai. Theo khuyến cáo của Liên đoàn sản phụ khoa quốc tế (FIGO) năm 2015, những chất dinh dưỡng phụ nữ cần đặc biệt chú ý cung cấp trước khi mang thai là: acid béo Omega-3 DHA/EPA, acid folic, sắt, canxi, vitamin D và Iod.

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vi chất dinh dưỡng trước và trong thai kỳ.

Hãy bắt đầu chăm sóc tiền sản ngay từ bây giờ để tránh bất kỳ thiếu hụt dinh dưỡng nào trong thời kỳ đầu mang thai. Đặc biệt là cần bổ sung Axit Folic để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh trong thời kỳ đầu mang thai.

4. Theo dõi cân nặng

Rất nhiều mẹ không để ý đến vấn đề này nhưng cơ thể quá gầy, lượng mỡ bụng không đủ cũng khiến khả năng thụ thai giảm. Ngược lại, khi mẹ béo phì thì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (cho cả mẹ và con), tăng huyết áp và luôn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề hơn khi mang bầu.

Hãy cố gắng đạt được cân nặng ở mức hợp lý dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI). Chỉ số BMI sẽ giúp bạn biết được bạn đang thuộc nhóm đối tượng nào để điều chỉnh: như thừa cân, béo phì hay nhẹ cân. Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn chính xác cân nặng phù hợp.

5. Khám sức khỏe trước khi mang thai

kham-suc-khoe

Tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng có thể giúp cả bạn và con bạn phòng được một số bệnh truyền truyền nhiễm. Các loại vắc-xin hiện đang được khuyến cáo nên tiêm trước khi mang thai: Sởi – Quai bị – Rubella, Thủy đậu, Viêm gan siêu vi B và Cúm.

Bên cạnh đó bạn cũng nên ý thức bản thân hơn về việc phòng tránh xa các nguồn bệnh lây nhiễm, tăng cường sức đề kháng để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.

Kiểm tra sức khỏe thể chất

Khám sức khỏe định kỳ hàng năm là việc nên làm. Khi bạn chuẩn bị mang thi việc này càng quan trọng hơn. Việc này sẽ giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ khám cho bạn và có thể lấy một số xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số chẳng hạn như mức cholesterol.

Phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải. Tại buổi khám này, bạn cũng có thể đưa ra bất kỳ mối quan tâm nào khác về sức khỏe mà bạn có thể có. Như phương hướng điều trị các vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải.

Hãy nói với bác sĩ của bạn biết rằng bạn đang cố gắng thụ thai để họ có thể xem xét đơn thuốc, thuốc hoặc bất kỳ chất bổ sung nào khác mà bạn có thể đang dùng. Có một số thuốc điều trị không được dùng trong quá trình chuẩn bị mang thai và mang thai. Đổi thuốc hay tạm ngưng điều trị bác sĩ sẽ chỉ định riêng cho bạn.

Khám chuyên khoa sản

Tùy thuộc vào một số yếu tố (tuổi tác, các vấn đề sinh sản trước đây…) bạn có thể sắp xếp cuộc hẹn với bác sĩ chuyên khoa sản để yên tâm hơn cho kế hoạch mang thai lần này của bạn. Bạn có thể tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục, tầm soát để sắn sàng mang thai. Hay có thể hỏi những lưu ý khi mang thai khi bạn đã từng có tiền sử sẩy hay lưu thai…

kham-phu-khoa

Với những cặp mang thai lần đầu, bạn có thể hỏi thêm chi tiết về khám tiền sản tiền hồn nhân để yên tâm hơn khi được trang bị nhiều kiến thức bổ ích, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho cuộc sống sau hôn nhân, Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp phòng tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bên cạnh đó, việc khám này còn giúp phát hiện sớm, điều trị kịp thời các bệnh còn tiềm ẩn trong cơ thể, chuẩn bị sức khỏe thật tốt để đón con yêu chào đời.

Tìm hiểu về tiền sử sức khỏe gia đình

Bên cạnh những vấn đề sức khỏe của bạn và chồng bạn, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về tiền sử sức khỏe gia đình của bạn và chồng bạn. Sức khỏe của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền có nguồn gốc trong gia đình bạn. Trước khi mang thai, bạn có thể hỏi cha mẹ hoặc những người thân khác xem có bất kỳ tình trạng di truyền nào trong huyết thống của bạn hay không. Tìm hiểu trước bạn đề cập với bác sĩ để lưu ý những xét nghiệm liên quan sàng lọc sau này.

Và sau tất cả những điều trên, bạn cần giữ gìn sức khỏe trước khi mang thai có thể giúp cải thiện khả năng mang thai. Điều này cũng có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ khi bạn mang thai. Sức khỏe tốt trước khi mang thai bao gồm nhận được. Nếu bạn đang có ý định mang thai, hãy bắt đầu tập trung vào sức khỏe của mình ít nhất 3 tháng trước khi bắt đầu cố gắng mang thai. Nếu tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc mang thai, bạn có thể cần nhiều thời gian hơn để cơ thể sẵn sàng sinh con.

6. Tìm hiểu về quá trình thụ thai

Tăng cơ hội mang thai của bạn bằng cách đọc những điều cơ bản nhất về quá trình thụ thai. Bạn cũng chồng nên tìm đọc tài liệu để hiểu quá trình mang thai xảy ra như thế nào. Tìm hiểu về thời gian rụng trứng để xác suất thụ thai cao hơn.

Bạn có thể thụ thai trong một vài chu kỳ thử đầu tiên, nhưng cũng có thể mất nhiều thời gian hơn. Em bé đến là điều bất ngờ. Hãy chuẩn bị tinh thần chào đón con yêu nhé.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....