Những yếu tố giúp trẻ nâng cao khả năng chú ý

Thứ Ba, 12/03/2019 12:37 PM (GMT+7)

Trong tâm lý thì chú ý là một trong những yếu tố quan trọng, đánh giá sức khỏe sau này của trẻ. Chú ý tốt giúp trẻ loại bỏ tối đa những ảnh hưởng xấu từ môi trường xung quanh, tạo dụng được các mối quan hệ tốt.

Empty

Những yếu tố giúp trẻ nâng cao khả năng chú ý

Từ chú ý có nguồn gốc từ tiếng La Tinh, nó có nghĩa là “vươn ra”. Từ này gợi ý hình ảnh con ngựa xoay đôi tai hoặc con chim xoay đầu về hướng có tiếng động để nghe cho rõ hơn. Hướng chú ý tốt nhất cho một đứa trẻ là bé phải quay đầu về phía những người đối diện, và những sự việc có trước mắt. Sự chú ý của đôi mắt sẽ kéo theo sự tập trung của đôi tai và cả những tư thế của những cơ bắp.

Chúng ta chỉ có thể nâng cao khả năng chú ý khi biết vận dụng, hoặc là huy động sự tham gia của càng nhiều giác quan càng tốt. Đây chính là  yếu tố quan trọng để tập hợp các thông tin, hỗ trợ cho những tư duy logic liên kết các hình ảnh và âm thanh giúp ghi nhớ vào ký ức.

Khi nghe người khác nói thì hãy chú ý đến chính mình. Điều này có nghĩa là muốn có sự chú ý phải có sự tập trung không chỉ là các giác quan, cách ngồi, mà còn là các hành vi vô thức như nhịp chân,  nhịp tay gõ xuống bàn…

Những tác động đến khả năng chú ý

Empty

Khi tập cho trẻ ngồi vào bàn để bắt đầu chú ý vào việc làm bài tập, chúng ta cần nhắc nhở trẻ ngồi ngay ngắn và người phải hơi vươn đến phía trước. Trên bàn chỉ nên có cuốn vở, sách cần thiết cho sự tập trung, ngoài ra không để những vật dụng linh tinh hay các loại sách khác khiến cho trẻ xao nhãng trong việc nhìn vào bài tập.

Một chỗ ngồi học mà ồn ào với tiếng quảng cáo từ TV,  tiếng nhạc từ cassette, tiếng người nhà nói chuyện, cười đùa hay cả tiếng xe cộ ngoài phố … đây không phải là một môi trường tốt cho sự tập trung chú ý của trẻ. Ngoài ra chúng ta cũng nên biết rằng khả năng tập trung của trẻ thường khó có thể kéo dài quá 30 phút. Do vậy, trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút thì cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi một chút trước khi tiếp tục việc học. Sau thời gian nghỉ ngơi khoảng 10 phút, nên thay đổi cách dạy trẻ. Ví dụ lúc nãy tập viết, thì bây giờ hãy chuyển qua vẽ hay tô màu, tập đếm …

Trong một buổi học, cần có ít nhất 3 hoạt động khác nhau.  Để nâng cao khả năng chú ý của trẻ, chúng ta nên lồng ghép vào trong các hoạt động học tập một vài trò chơi nhỏ để giải trí và cùng giúp bé vận dụng kiến thức vừa học được vào thực tế. Khi phụ huynh đưa trẻ đi chơi ngoài công viên, khu nghỉ mát… ta cũng nên khuyến khích và nâng cao khả năng chú ý của trẻ trong việc quan sát thiên nhiên chung quanh.

Hãy vận dụng ngay những thông tin vừa chia sẻ để tăng khả năng chú ý cho trẻ, nên tăng kiến thức và gieo vào lòng những thứ tình cảm đáng chân quý trong cuộc sống. Hy vọng bài viết này thực sự hữu ích, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm phương pháp nuôi dưỡng và phát triển bé toàn diện.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....