Nôn nghén khi mang thai: Làm gì để vượt qua dễ dàng?

Thứ Tư, 06/11/2019 02:55 PM (GMT+7)

Thông thường, tình trạng ốm nghén chỉ xảy ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ, nhưng cũng có không ít chị em phải chịu đựng cơn nghén này trong suốt 9 tháng 10 ngày. Mức độ của ốm nghén ở mỗi bà bầu cũng rất khác nhau, có người nghén nặng, có người chỉ nghén thoáng qua một vài lần.

non-nghen-khi-mang-thai

Vì sao bà bầu bị ốm nghén?

Hormone HCG tăng 

Hormone HCG (Human chorionic gonadotropin) là nguyên nhân chính gây ra chứng ốm nghén ở bà bầu. Khi mang thai, nồng độ HCG trong cơ thể người mẹ sẽ tăng lên gấp đôi, dẫn đến chứng buồn nôn, nôn ói trầm trọng. Mức độ HCG cao hay thấp còn là dấu hiệu nhận biết tuổi thai và các vấn đề sức khỏe liên quan đến thai nhi.

Khứu giác của bà bầu nhạy cảm hơn 

Rất nhiều phụ nữ chia sẻ rằng khi mang thai khứu giác của họ trở lên khó tính hơn, mỗi khi ngửi thấy mùi hương mạnh hoặc những mùi lạ như: nước hoa, khói thuốc lá, xăng dầu, thực phẩm... đều có thể khiến họ cảm thấy buồn nôn. Theo các nhà nghiên cứu, có một mối liên hệ giữa khứu giác với hormone estrogen ở nữ giới. Khi mức độ estrogen tăng lên trong 3 tháng đầu thai kỳ, khứu giác sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các mùi lạ hơn và điều này giải thích rằng tại sao chị em bầu lại hay nôn ói khi ngửi mùi lạ.

Thay đổi hệ tiêu hóa 

Những thay đổi trong hệ tiêu hóa khi mang thai có thể làm nặng hơn triệu chứng ốm nghén. Trong thời gian đầu mang thai, mức độ progesterone tăng lên đáng kể, tác động lên tử cung để hỗ trợ phôi thai phát triển. Bên cạnh đó, progesterone còn tác động lên dạ dày, ruột và thực quản... gây ra chứng chậm tiêu hóa, tích tụ thức ăn trong dạ dày dẫn đến khó chịu, buồn nôn, nôn ói.

Nôn nghén ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Buồn nôn khi mang thai thường là một trong những trải nghiệm gây phàn nàn nhiều nhất trong các tình trạng thai nghén của phụ nữ. Có tới 70% bà mẹ tương lai bị buồn nôn tại một số thời điểm trong thời kỳ đầu mang thai (thường bắt đầu vào tuần thứ 9 sau giao hợp). Nó không chỉ được biết đến là một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà còn là triệu chứng phổ biến trong ba tháng đầu, và đôi khi còn lâu hơn.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng nôn nghén giảm xuống vào tuần thứ 16 của thai kỳ. Tuy vậy, có tới 20% phụ nữ tiếp tục có các triệu chứng này trong suốt thai kỳ. Nôn nghén nặng có thể gây suy nhược cho người phụ nữ, thậm chí phải nhập viện.

Cần làm gì để giảm nghén khi mang thai?

Với những giả thuyết về nguyên nhân nêu trên, nôn nghén dường như là điều tất yếu phải xuất hiện trong thai kỳ của bạn. Bởi vậy, nếu như buồn nôn và nôn là nhẹ, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn thì việc áp dụng các biện pháp làm giảm nghén khi mang thai là không cần thiết. Sau đây là những điều bạn nên làm nếu tình trạng nôn nghén ảnh hưởng nhiều đến thai kỳ của bạn:

Các biện pháp giảm nghén khi mang thai không dùng thuốc

Vitamin có thể làm buồn nôn thêm, chủ yếu là do hàm lượng sắt và kích thước viên vitamin lớn. Các tác dụng phụ phổ biến nhất từ việc sử dụng vitamin trước khi sinh là táo bón, buồn nôn và nôn. Trong ba tháng đầu, một người phụ nữ có thể dùng axit folic hoặc uống vitamin tổng hợp không chứa sắt, vì điều này có thể giúp giảm nghén khi mang thai hoặc có thể sung vitamin kèm với bánh quy hoặc uống trước khi đi ngủ. Sau này khi tình trạng nghén giảm, thai phụ có thể tiếp tục dùng vitamin tổng hợp thường xuyên.

Xúc miệng thường xuyên nếu nước bọt tiết quá nhiều

Phụ nữ nên được khuyên không nên nuốt quá nhiều nước bọt, vì điều này có thể làm tăng các triệu chứng của nôn nghén khi mang thai. Nhổ nước bọt và súc miệng thường xuyên có thể hữu ích trong việc giảm nghén khi mang thai. Bạn có thể pha nước cùng với 1 thìa cà phê soda, nó còn giúp cho việc bảo vệ răng bạn không bị bào mòn bởi acid dạ dày

Một số lời khuyên cụ thể khác giúp giảm nghén khi mang thai

Tránh thực phẩm và mùi gây buồn nôn cho bạn, nên tránh những đồ cay, nóng, nên chọn những thực phẩm có lượng protein cao

Giữ bánh quy trên giường và ăn một ít trước khi rời khỏi giường. Dành một chút thời gian cho tiêu hóa, và hoạt động từ từ khi bạn đã sẵn sàng.

Ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn trong suốt cả ngày thay vì ba bữa ăn lớn.

Ăn nhiều thực phẩm khô, đơn giản như gạo trắng, bánh mì nướng khô hoặc khoai tây nướng...cũng giúp giảm nghén khi mang thai.

Mút kẹo cứng.

Cố gắng tiêu thụ ít nhất 2 lít chất lỏng hàng ngày ( bao gồm cả nước, đồ uống, canh, v.v...) với số lượng nhỏ uống thường xuyên

Uống đủ nước giúp giảm nghén khi mang thai.

Giữ phòng thông thoáng hoặc có quạt ở gần để thở dễ dàng hơn. Nếu cả hai điều này đều không thể, hãy dành thời gian ra ngoài để có được không khí trong lành.

Nghỉ ngơi nhiều hơn. Lắng nghe cơ thể của bạn khi bạn cảm thấy mệt mỏi, và thử nằm xuống thư giãn.

Ngửi gừng hoặc chanh, hoặc uống rượu gừng hoặc nước chanh, có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn. Gừng đã được báo cáo có tác dụng giảm nghén khi mang thai tương đương với vitamin B6 và an toàn cho suốt thai kỳ

Giữ một cuốn nhật ký khi bạn cảm thấy tồi tệ hơn và khi bạn cảm thấy tốt hơn. Nếu có một mô hình hàng ngày, bạn có thể tìm thấy một thời gian cụ thể mỗi ngày khi bạn có thể ăn hoặc uống mà không cần thử lại.

Nói chuyện với ai đó hiểu và sẽ lắng nghe những gì bạn đang trải qua có thể thực sự có ích.

Các biện pháp giảm nghén khi mang thai có sử dụng thuốc

Lưu ý: Chỉ dùng các loại thuốc theo bác sĩ kê đơn.

Ốm nghén - Cần phải đến gặp bác sĩ khi bạn có các biểu hiện sau

Sút cân, suy kiệt nghiêm trọng trong thời gian ngắn.

Nôn nghén kéo dài sau thời kỳ 3 tháng đầu.

Nôn nghén quá mức, khiến bạn không thể sinh hoạt bình thường được.

Nôn nghén nặng kèm bụng lớn quá nhanh so với tuổi thai (gợi ý tình trạng chửa trứng).

Đi tiểu lượng rất ít hoặc nước tiểu có màu đỏ sẫm

Chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng dậy

Như vậy, giảm nghén khi mang thai góp phần mang lại cho phụ nữ một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh và thoải mái về tâm lý. Khi có bất kỳ lo lắng nào về việc nghén khi mang thai, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn về sức khỏe, tâm lý và chỉ định các biện pháp giúp giảm nghén khi mang thai.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....