Ốm nghén: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thứ Hai, 13/05/2019 03:59 PM (GMT+7)

Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ bị làm phiền bởi những cơn buồn nôn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày và rất khó kiểm soát.

om-nghen

Ốm nghén là gì

70% phụ nữ bị buồn nôn vào những ngày đầu thai kỳ và khoảng 50% nôn mửa. Sau ba tháng đầu, khoảng 50% bà bầu bị ốm nghén sẽ cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên, nhiều người sẽ tiếp tục tình trạng tồi tệ trong toàn bộ thai kỳ.

Ốm nghén có thể đơn giản là cảm thấy hơi khó chịu ở bụng, hoặc đầy hơi nhiều lần trong một ngày. Trong trường hợp này, bạn cần nghỉ ngơi. Không ai cảm nhận được cảm giác bị ốm nghén trừ khi họ tự mình trải qua, và trải nghiệm của mọi người là khác nhau. Hầu hết ốm nghén sẽ diễn ra trong 6 tuần đầu, đôi khi kéo dài hơn hoặc chấm dứt rồi trở lại sau đó.

Nguyên nhân gây ốm nghén

- Nồng độ hCG tăng nhanh

Khi bạn mang thai, bác sĩ có thể theo dõi mức độ hCG, đó là một hormone tăng rất nhanh trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nồng độ hCG có liên quan đến tình trạng ốm nghén. Khi mang song thai trở lên, nồng độ hCG sẽ cao hơn và ốm nghén càng phổ biến.

- Tăng cảm giác về mùi

Khi mang thai, mũi bạn thính hơn. Điều này không phải lúc nào cũng tốt. Những mùi hương không làm bạn khó chịu trước đó nay lại làm phiền và khiến bạn ốm và mệt mỏi.

- Dạ dày nhạy cảm

Điều này có thể không diễn ra với mọi phụ nữ, nhưng thường thì mang thai làm cho hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm. Theo trang BabyCenter, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hiện diện của Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn dạ dày trong thai kỳ, có thể làm tăng khả năng xảy ra ốm nghén.

Ai bị ốm nghén?

Thông thường bạn sẽ không bao giờ biết mình có bị ốm nghén hay không cho đến khi mang thai. Dưới đây là những trường hợp dễ bị ốm nghén:

- Mang thai đôi, ba.

- Từng bị ốm nghén trong thai kỳ trước đó.

- Tiền sử bị chứng đau nửa đầu.

- Nếu mẹ hoặc chị em gái từng bị ốm nghén, bạn có nhiều khả năng bị ốm nghén.

- Nếu bạn đã có một bé gái. Một nghiên cứu chứng minh rằng bà mẹ có một con gái dễ bị ốm nghén trong lần mang thai tiếp theo.

Tác hại nguy hiểm của chứng ốm nghén

Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ bị làm phiền bởi những cơn buồn nôn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày và rất khó kiểm soát. Đặc biệt tình hình này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn với những phụ nữ mắc chứng “Ốm nghén nặng” kéo dài tới tận ngày sinh gọi là Hyperemesis Gravidarum (HG). HG rất nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé, nguy hiểm hơn rất nhiều so với chứng ốm nghén thông thường. Người bị chứng này có thể nôn nhiều lần một ngày. Họ không thể ăn uống mà không nôn và có thể bị giảm cân trầm trọng. Ốm nghén nặng làm suy nhược cơ thể, gây tình trạng mất nước nghiêm trọng, mẹ và bé có thể mất nhiều dưỡng chất cần thiết.

8 cách chữa ốm nghén hiệu quả, mẹ bầu không nên bỏ qua

Để giảm bớt tình trạng ốm nghén trong thời gian mang bầu, các mẹ bầu có thể tham khảo một số cách sau:

Vitamin B6

Để đảm bảo thai nhi đủ chất, có thể suốt thai kỳ bạn sẽ được bác sĩ chỉ định cho dùng thêm các loại vitamin dạng nước hay dạng viên như axit folic, sắt v.v… Các chất dinh dưỡng bổ sung này có thể áp đảo hệ thống tiêu hóa và làm bạn buồn nôn. Do đó, hãy uống thật nhiều nước và ăn nhẹ một món ngon mà bạn thích sau khi uống thuốc để tránh khó chịu, nôn ói.

Sử dụng 25mg vitamin B6 3 lần một ngày (tổng cộng là 75g/ngày) có công dụng làm giảm cảm giác buồn nôn và nôn ói hiệu quả. Theo các chuyên gia, mẹ bầu chỉ cần uống trong khoảng 3 ngày là đủ.

Chanh tươi

Nhấm nháp một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh tươi cũng là một cách chống buồn nôn hiệu quả. Thậm chí, khi bạn buồn nôn, hãy ngửi chanh tươi. Các lát chanh tươi cũng sẽ làm bạn dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm.

Nước lọc

Nước là phương thức đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất cho nôn mửa, đặc biệt là đối với những bà bầu ốm nghén. Mẹ chỉ cần uống 1 cốc nước mỗi giờ để giảm thiểu việc buồn nôn và khó chịu trong người. Hơn nữa, cơ thể mẹ bầu cần rất nhiều nước cho bào thai, nên việc uống nhiều nước rất có lợi cho cả mẹ và bé.

Gừng

Mẹ bầu hãy làm bạn với tất cả các sản phẩm từ gừng như kẹo gừng, trà gừng, thậm chí là gừng tươi đun sôi trong nước pha với chút mật ong sẽ có công dụng trị cơn buồn nôn hiệu quả. Chị em bầu bị ốm nghén nên nhâm nhi kẹo gừng hàng ngày.

Ngủ đủ giấc

Cơ thể bị suy yếu do kiệt sức sẽ làm giảm khả năng chống chọi buồn nôn, vì vậy mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt. Hạn chế căng thẳng vì ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn mệt hay quá lo lắng, stress. Bên cạnh đó, để tránh chóng mặt, cố gắng từ từ rời khỏi giường vào mỗi sáng.

Uống trà bạc hà

Cũng giống như gừng và chanh, bạc hà có tác dụng chữa buồn nôn, nôn mửa và ốm nghén ở phụ nữ có thai rất hiệu quả bằng cách làm êm dịu dạ dày. Có nhiều cách để sử dụng bạc hà. Ví dụ, bạn có thể uống trà bạc bà hoặc dùng tinh dầu bạc hà để hít hà.

Ăn vặt

Bạn chỉ cần ăn vặt một chút gì đó như một quả chuối hay một chút bánh quy khi cảm thấy buồn nôn. Sau đó, bạn sẽ quên đi cảm giác buồn nôn ngay lập tức. Thêm vào đó, bánh quy hay bánh mì là những thứ giàu carbohydrate, có hương vị dễ ăn và thấm nước nên ăn chúng vào lúc đói có thể giúp hấp thụ acid thừa trong dạ dày. Kết quả là, bạn sẽ tránh được tình trạng dư axit, dẫn đến tình trạng ợ chua và buồn nôn.

Tránh xa môi trường nhiều mùi

Một không gian thoáng đãng, không có quá nhiều mùi vị hỗn tạp rất tốt cho bà bầu tránh khỏi ốm nghén, buồn nôn. Do đó, mẹ bầu nên cố gắng tránh xa những nơi có mùi khó chịu làm bạn muốn nôn ói. Cũng cần nhớ rằng, 1 loại nước hoa quá nồng hay các chất tẩy rửa gia dụng cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng nghén ngẩm của bạn. Các yếu tố môi trường khác tác động tới chứng nghén mà bạn có thể điều chỉnh gồm nhiệt độ, ánh sáng và chất lượng không khí.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....