Phân biệt cúm A với cảm cúm thông thường

Thứ Năm, 18/08/2022 07:03 AM (GMT+7)

Sốt, đau đầu, chảy mũi, hắt hơi, đau họng… đều có thể là dấu hiệu của viêm mũi họng cấp và cúm A. Hai loại bệnh này có tiên lượng và phương thức xử trí khác nhau.

 Sốt, đau đầu, chảy mũi, hắt hơi, đau họng… đều có thể là dấu hiệu của viêm mũi họng cấp và cúm A. Hai loại bệnh này có tiên lượng và phương thức xử trí khác nhau. Cảm lạnh hay viêm mũi họng cấp thường chỉ cần điều trị triệu chứng (sốt, đau, chảy mũi, ngạt mũi…) và có xu hướng khỏi không để lại biến chứng gì nếu không bị bội nhiễm. Ngược lại, nếu nhiễm cúm A bạn rất dễ bị viêm phổi và có thể có tỷ lệ tử vong. Một số nghiên cứu tại Mỹ, có thể có tới 35,5 triệu người mắc cúm mỗi năm và tử vong tới 34.000 người trong số đó.

z3614871596955_8fe5d92cce83aa37f2ddcba44ae4a999

Như vậy việc phân biệt giữa cảm lạnh, viêm mũi họng cấp và cúm A là quan trọng.

Biến chứng của cúm A:

- Viêm tai.

- Tiêu chảy.

- Buồn nôn, nôn.

- Chóng mặt.

- Đau bụng.

- Viêm phổi.

- Các vấn đề về tim mạch.

z3614881952607_9836609c48f5e76d7a6913d194d47524

Điều trị:

Viêm mũi họng thông thường hay nhiễm lạnh

- Hạ sốt, giảm đau bằng paracetamol hoặc ibuprofen cách ít nhất mỗi 4 giờ.

- Chống ngạt mũi, chảy mũi bằng các thuốc co mạch, giảm sung huyết, sát khuẩn và săn khô niêm mạc mũi.

- Giảm ho (nếu có ho nhiều).

Cúm A (test cúm A dương tính)

- Các thuốc kháng virus chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

- Các triệu chứng cúm A nhẹ có thể tự khỏi khi được nghỉ ngơi nhiều và uống đủ nước. Đối với nhiễm cúm nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus: Zanamivir (Relenza), Oseltamivir (Tamiflu)…

Những loại thuốc này, ức chế neuraminidase, làm giảm khả năng lây lan của virus cúm từ tế bào này sang tế bào khác, làm chậm quá trình lây nhiễm.

- Bổ sung đủ nước: Đảm bảo cơ thể luôn đủ nước, giúp làm lỏng chất nhầy trong đường hô hấp, bù lượng nước bị mất (do sốt, nôn, tiêu chảy…) và tăng cường hệ thống miễn dịch. Có thể sử dụng các loại nước lọc, nước trái cây hay đồ uống bổ sung chất điện giải. Nên tránh đồ uống có chứa caffeine vì chúng có tác dụng lợi tiểu, khiến cơ thể bạn mất nước nhiều hơn.

- Dinh dưỡng: Nên dùng thức ăn dạng lỏng như súp, cháo… giúp tăng cường miễn dịch, có thể làm giảm các triệu chứng của cúm.

- Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi cũng là cách hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả và giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt. Vậy nên, bạn cần phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm khi bị cảm cúm.

Phòng ngừa cúm như thế nào?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm chủng hàng năm. Mỗi mũi tiêm phòng cúm có thể bảo vệ chống 3 đến 4 type cúm khác nhau trong mùa cúm đó.

Phương Liên (Tổng hợp theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào)

 

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....