Phụ nữ bị suy giáp liệu có nên mang thai?

Thứ Sáu, 18/08/2023 05:42 PM (GMT+7)

Suy giáp là một bệnh lý rối loạn ở tuyến giáp. Trong bệnh lý này, chức năng của tuyến giáp sẽ suy giảm. Từ đó gây ra những rối loạn nhất định về mặt chức năng và sinh lý của cơ thể. Vậy khi suy giáp, người phụ nữ có nên lựa chọn mang thai hay không là một vấn đề rất đáng quan tâm.

Khái quát về suy giáp

Trước khi tìm hiểu suy giáp có nên mang thai hay không, chúng ta hãy tham khảo những thông tin khái quát về bệnh suy giáp. Suy giáp được khái quát là sự suy yếu chức năng của tuyến giáp. Tức là khi tuyến giáp sản xuất ít hormone giáp hơn so với bình thường. Tuyến giáp nằm ở phần dưới của cổ họng và một phần bao bọc xung quanh khí quản. Suy giáp có thể không gây ra các triệu chứng đáng chú ý trong giai đoạn đầu. Theo thời gian, suy giáp không được điều trị có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Chẳng hạn như béo phì, đau khớp, vô sinh và các bệnh lý tim mạch.

Tuyến giáp sản xuất hai loại hormone: triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4). Các hormone này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Nhờ vậy, cơ thể sẽ tăng trưởng và phát triển bình thường. Có thể nói cơ bản suy giáp sẽ làm cho cơ thể chậm tăng trường và phát triển kém.

Tình hình dịch tễ của bệnh suy giáp

Suy giáp được đặc trưng bởi những triệu chứng rất đa dạng. Từ tình trạng phù nề tuyến giáp. Kèm theo ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng và suy đa hệ thống. Cho đến tình trạng không có triệu chứng hoặc cận lâm sàng với nồng độ FT3 và FT4 bình thường. Tỷ lệ suy giáp ở các nước phát triển là khoảng 4-5%. Tỷ lệ suy giáp cận lâm sàng ở các nước phát triển là khoảng 4-15%. Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu lớn về bệnh suy giáp ở Ấn Độ. Theo nghiên cứu, suy giáp là một chứng rối loạn phổ biến ở người Ấn Độ trưởng thành. Những phụ nữ lớn tuổi thừa cân dường như dễ bị hơn. Cơ chế tự miễn dịch dường như đóng một vai trò căn nguyên ở một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân. Lượng iốt không còn là nguyên nhân gây rối loạn tuyến giáp ở khu vực thành thị.

Nguyên nhân của bệnh lý suy giáp

Nguyên nhân chính dẫn đến suy giáp là do tuyến giáp hoạt động yếu kém. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khác cũng có thể xảy ra bao gồm:

- I-ốt là một khoáng chất cần thiết giúp tuyến giáp hoạt động bình thường để sản xuất ra lượng hormone tuyến giáp phù hợp. Khi có quá ít iốt trong cơ thể, suy giáp có thể xảy ra. Ngược lại, quá nhiều iốt cũng có thể gây ra tình trạng tương tự.

- Nếu tuyến giáp bị nhiễm trùng hoặc bị viêm (viêm tuyến giáp), nó có thể rò rỉ các hormone giáp vào máu. Điều này gây ra cường giáp, có thể chuyển thành suy giáp sau vài tháng.

- Khi bạn quá căng thẳng, tuyến thượng thận của bạn sẽ được kích hoạt và sản xuất ra một loại hormone gọi là cortisol vượt quá mức. Cortisol cản trở quá trình sản xuất bình thường của hormone tuyến giáp và có thể là nguyên nhân gây suy giáp.

- Tiếp xúc với kim loại nặng như chì, thủy ngân cũng có thể gây suy giáp.

- Bệnh Hashimoto, một bệnh tự miễn dịch làm viêm tuyến giáp và ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tuyến giáp. Nó là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp.

- Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp trong quá trình điều trị các bệnh như bướu cổ, ung thư tuyến giáp,… Những trường hợp này đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp và gây suy giáp.

Sự ảnh hưởng của bệnh đến việc thụ thai và khả năng mang thai

Nếu một người phụ nữ có lượng hormone tuyến giáp thấp (hoặc cao) bất thường trong cơ thể, nó có thể gây ra những rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng của người đó. Đồng thời gây khó khăn cho việc có thai. Trong trường hợp xấu hơn có thể dẫn đến vô sinh. Mặt khác, nếu bạn đang cân nhắc mang thai khi mắc bệnh suy giáp, bạn hãy nhớ rằng có một rủi ro khá lớn là sẩy thai. Nó cũng có thể dẫn đến khuyết tật bẩm sinh ở trẻ. Mặc dù nghe có vẻ khó khăn, nhưng bạn cũng đừng lo lắng. Hiện nay có nhiều cách để điều trị tình trạng này và sinh con bình thường nhất có thể.

Bạn nên theo dõi nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và T4 trước khi mang thai. Điều này rất quan trọng nếu bạn đã có hormone tuyến giáp thấp hoặc đã từng bị sẩy thai. Các yếu tố nguy cơ cao bao gồm tiền sử gia đình có vấn đề về tuyến giáp hoặc bất kỳ bệnh tự miễn nào khác. Xử lý các triệu chứng suy giáp sớm trong giai đoạn lập kế hoạch mang thai cho phép điều trị sớm. Điều này có thể dẫn đến một kết quả thành công hơn.

benh-suy-giap

Bệnh ảnh hưởng đến mẹ và con như thế nào?

Nếu bạn bị suy giáp khi mang thai và không được điều trị, các biến chứng của thai kỳ có nguy cơ cao xảy ra. Chẳng hạn như tiền sản giật, sảy thai, sinh non, suy tim, thiếu máu và trầm cảm sau sinh,…

Tương tự như vậy, con bạn có thể bị một số dị tật bẩm sinh. Bé có thể gặp các vấn đề như nhẹ cân, các bệnh về tuyến giáp, chậm phát triển trí tuệ,… Khả năng sinh non và thai chết lưu cũng sẽ tăng cao hơn.

Những điều cần làm trước khi thụ thai

Nếu bạn bị suy giáp và muốn có thai sớm thì bắt buộc bạn phải đi khám ngay. Bạn nên điều trị hoặc kiểm soát tình trạng tuyến giáp trước khi thụ thai. Nguyên nhân là do tuyến giáp của thai nhi sẽ chỉ bắt đầu hoạt động sau 12 tuần đầu của thai kỳ.

Cho đến khi đó, em bé sẽ phụ thuộc vào bạn về hormone tuyến giáp. Vì vậy, điều cần thiết là để tuyến giáp của bạn hoạt động bình thường và nồng độ hormone tuyến giáp ổn định trước khi cố gắng thụ thai. Phương pháp điều trị suy giáp phổ biến nhất được dùng là dạng viên uống mà bác sĩ sẽ kê đơn. Viên uống chứa thyroxine tổng hợp (giống T4 do tuyến giáp sản xuất). Nó có tác dụng thay thế sự thiếu hụt của nó trong cơ thể bạn.

Kiểm tra tuyến giáp sau khi thụ thai

+ Bạn nên kiểm tra chức năng tuyến giáp trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nếu:

+ Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào biểu hiện bệnh suy giáp. Chẳng hạn như: rối loạn kinh nguyệt, mệt mỏi, chán ăn, sợ lạnh, thích nóng,…

+ Gia đình bạn có tiền sử bệnh lý tuyến giáp.

+ Bạn mắc bệnh tự miễn như bệnh đái tháo đường tuýp 1, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì,…

+ Nếu bạn đã bị bức xạ vào bất kỳ phần nào của cổ.

+ Bạn trên 30 tuổi (vì nguy cơ mắc bệnh suy giáp tăng lên theo tuổi).

Những điều cần làm khi mang thai

Các triệu chứng của suy giáp tương tự như các triệu chứng sớm của thai kỳ. Các triệu chứng suy giáp trong đầu thai kỳ bao gồm:

- Cực kỳ mệt mỏi.

- Tăng cân nhanh và nhiều.

- Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh (sợ lạnh, thích nóng).

- Chuột rút cơ bắp.

- Khó tập trung.

Việc điều trị suy giáp trong thai kỳ nói chung giống như trước khi thụ thai. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải thông báo cho bác sĩ ngay khi bạn mang thai. Sao cho bạn có thể nhận được phương pháp điều trị thích hợp và có thể điều chỉnh nếu cần thiết.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....