Phụ nữ Ê Đê đã biết chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như sức khỏe con cái

Chủ Nhật, 30/10/2022 03:23 PM (GMT+7)

Trái ngược với những phụ nữ Ê Đê U40, U50 ở Krông Bông (Đắk Lắk) vẫn còn e ngại khi nói về sức khoẻ sinh sản (SKSS), cứ sống với những thói quen cũ và mặc nhiên âm thầm chịu đựng những đau đớn khi bị bệnh tật thì những phụ nữ 9X ở đây đã thấy việc chăm sóc SKSS là cần thiết.

Do đặc thù của các địa phương vùng sâu, vùng xa có địa hình khó khăn, trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn, điều kiện chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội còn thiếu nên vấn đề tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em ở vùng sâu, vùng xa đang là vấn đề ưu tiên trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Thông qua mục đích nâng cao nhận thức cho người dân các xã miền núi nói chung, đặc biệt là các vấn đề về chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc sức khỏe sinh sản và các nội dung liên quan đến sàng lọc trước sinh, sơ sinh, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em… tạo cơ hội cho phụ nữ vùng dân tộc miền núi, đặc biệt là phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận gần hơn với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

dt51202110161-567567676-16376586755011285959609

Bác sĩ Nguyễn Chí Anh, Phòng khám sản phụ khoa Khoa Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Trung tâm Y tế huyện Krông Bông khi chia sẻ về vấn đề chăm sóc SKSS ở phụ nữ vùng cao cho biết, trước đây, phụ nữ dân tộc thiểu số thường rất mặc cảm. Họ gần như không đi khám phụ khoa, kể cả những người bị viêm nhiễm nặng. Họ ngại nói về bệnh của mình với người khác. Họ không biết phơi quần áo ở ngoài ánh nắng cho sạch sẽ, thơm tho.

Thậm chí, bị bệnh nặng mà phải siêu âm, họ không dám kéo quần xuống thấp, không dám kéo áo lên, không dám nói với bác sĩ về những từ ngữ của phụ khoa, thậm chí họ còn rất ngại ngùng khi nói đến cái quần lót. Bác sĩ phải nói rất nhiều mới thuyết phục được họ khám.

Cho đến khi có Dự án Tổ chức xã hội thúc đẩy dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em vùng cao, những bà mẹ mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được tiếp cận với kiến thức về SKSS, họ đã đón nhận và không còn ngại ngùng nữa. Ban đầu, rất ít người đến phòng khám nhưng sau này, họ thấy hiệu quả nên đi khám đông hơn.

Đi khám bệnh lần này, H'Nhi Byă muốn được siêu âm để kiểm tra sức khoẻ. Bà cho biết: "Em ngừng thuốc tránh thai từ tháng 11 mà đến giờ chưa có thai. Con thứ nhất của em đã 5 tuổi. Em lo lắng, thắc mắc, không biết có phải do em uống thuốc tránh thai nhiều nên ảnh hưởng đến chuyện có con. Có bác sĩ ở Trung tâm y tế huyện về khám, bác sĩ giải đáp những thắc mắc của em, tư vấn cho em về chăm sóc sức khoẻ, em cảm rất may mắn. Nếu không, em chẳng biết hỏi ai".

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....