Phụ nữ mang thai dễ bị táo bón

Thứ Hai, 28/05/2018 12:00 AM (GMT+7)

Táo bón thường xảy ra trong thời kỳ mang thai, táo bón là một triệu chứng chứ không phải là một căn bệnh. Đây là triệu chứng bình thường khi mang thai, chính là các bà mẹ ít vận động, chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc các bệnh khác. . Mặc dù khá quen thuộc và phổ biến nhưng nó  ít được nhắc đến nhất trong những vấn đề của thai kì.
 

Nguyên nhân

Sự thay đổi hormone 

Ở giai đoạn thai kỳ, Hệ thống tiêu hóa trong thời kỳ mang thai có những biến đổi ở chức năng sinh lý.

Sự thay đổi hormone khiến nội tiết lẫn những đặc điểm bên ngoài có sự biến đổi , điều này cũng  ảnh hưởng không nhỏ đến đường ruột, chúng gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra  ngoài hậu môn gây ra mẹ bầu bị táo bón.

 Ăn uống không hợp lý 

Khi phụ nữ mang thai mà không biết cách xây dựng một chế độ ăn uống cân đối, đặc biệt tăng cường rau xanh, hoa quả. 

Uống nhiều nước và tránh xa những thực phẩm gây táo bón,…

Bà bầu lười vận động

Trong quá trình mang thai bà bầu hay có dấu hiệu bị ốm nghén khiến mẹ bầu mệt mỏi, họ ngại ăn uống và ngại luôn cả đi lại, kể cả là vận động nhẹ nhàng. Đây chính là lý do khiến nhu động ruột hoạt động kém và các chất đào thải ra bên ngoài cũng khó khăn hơn rất nhiều.

Do uống viên sắt 

Trong quá trình mang thai bà bà luôn phải uống sắt Để đảm bảo sức khỏe, phòng chống thiếu máu và loãng xương đồng thời giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Nhiều mẹ bầu không biết rằng: Để hấp thụ những khoáng chất trong một số loại viên sắt cơ thể cần một lượng nước lớn nhưng lại không uống đủ nước, bên cạnh đó một phần các khoáng chất này không hấp thụ được vào cơ thể phải ra ngoài – đây chính là gánh nặng của hệ tiêu hóa, khiến nguy cơ bị táo bón gia tăng.

Sự phát triển của thai trong bụng mẹ

Số tuần thai nhi càng tăng thì tử cung của thai phụ cùng với thai nhi sẽ tăng theo kích thước. Điều này gây chén ép các cơ quan trong ổ bụng và làm tăng áp lực lên khung xương chậu khiến các mẹ bầu dễ bị táo bón khi mang thai, cũng như nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Tác hại

Khi táo bón mới xuất hiện, mẹ có thể cảm thấy rất khó chịu ở vùng bụng như đầy bụng, đau bụng, tức bụng,… do phân không được thải ra ngoài, tích tụ tại ruột già khiến mẹ bị chướng bụng.

Từ khó chịu vùng bụng, hầu hết mẹ bầu đều cảm thấy chán hoặc sợ ăn vì lo lắng tình trạng táo bón sẽ kéo dài hơn, kéo theo đó là tinh thần sa sút, mệt mỏi, suy nhược cơ thể ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung cấp dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi.

Những chất độc hại tích tụ trong ruột già vì không được thải ra ngoài sẽ hấp thụ lại cơ thể của mẹ, truyền sang thai nhi khiến thai nhi cũng bị nhiễm độc, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của thai nhi, lúc này, thai nhi cũng có thể sẽ bị còi xương, chậm phát triển…

Ngoài ra, trong quá trình bị táo bón, mẹ thường xuyên phải rặn nên rất dễ dẫn đến sẩy thai, vì khi rặn, tử cung mẹ cũng co bóp mạnh khiến sự an toàn của thai nhi bị báo động, nhất là mẹ mới mang bầu trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối.

Nếu mẹ để tình trạng táo bón kéo dài thì sẽ dẫn tới bệnh trĩ và ung thư đại tràng rất nguy hiểm.

Bị táo bón khi mang thai là điều khó tránh khỏi nếu không biết cách phòng tránh. Để ngăn ngừa táo bón khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý:

Điều chỉnh chế độ ăn uống (bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, có tính nhuận tràng; uống đủ nước hàng ngày tùy theo trọng lượng cơ thể và nhu cầu).

Nên chọn thuốc chứa sắt dưới dạng sắt hữu cơ như sắt fumarat hay sắt gluconat, vì được cơ thể hấp thụ tốt hơn và giảm được tác dụng phụ như kích ứng đường tiêu hóa hay táo bón.

Tập thói quen đại tiện hàng ngày tốt nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy, tránh nhịn đại tiện bởi thời điểm này cũng rất dễ mắc bệnh trĩ.

Tăng cường đi lại, vận động nhẹ nhàng hay thực hiện các bài tập yoga cho bà bầu.

 

System

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...