Phương pháp "hóa giải" nỗi lo bệnh tiêu hóa ở trẻ

Thứ Ba, 23/04/2019 03:34 PM (GMT+7)

Phụ huynh nên thường xuyên nấu ăn ở nhà, hạn chế ăn bên ngoài để đảm bảo thực phẩm sạch, đủ chất và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước khi ăn, bé cần phải rửa tay kỹ bằng xà phòng. Trẻ cần được ăn uống điều độ, đúng giờ.

benh-tieu-hoa-ơ-tre

Số trẻ nhập viện do nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp tăng cao

Thời gian gần đây, nắng nóng gay gắt kéo dài kèm theo độ ẩm cao, thời tiết khó chịu tại khu vực phía Nam đã khiến số lượng trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp tăng đột biến. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Trong quý I/2019 đã có gần 10.000 lượt trẻ đến khám các bệnh liên quan đến hô hấp và tiêu hóa, tương đương gần 1.300 ca/ngày. Trong số đó, chủ yếu là các bệnh nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp, chiếm tỷ lệ 95%.

Nguyên nhân trẻ dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp trong thời gian qua là do các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc… gây bệnh thường phát triển mạnh mẽ hơn trong điều kiện nắng nóng và độ ẩm cao. Trong khi đó, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 6-36 tháng tuổi, hệ miễn dịch còn non yếu, không đủ sức chống lại tác nhân gây bệnh, sẽ gặp rất nhiều nguy cơ về sức khỏe, dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp.

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là trong giai đoạn dưới 3 tuổi. Theo giải thích của Ths.BS. Huy Thanh – Phó giám đốc bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ: Kháng thể (bao gồm nhiều loại) là những thành phần chính tham gia vào hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể loại bỏ yếu tố gây bệnh. Chúng đều có sự phát triển theo một hướng chung, là kháng thể từ mẹ truyền sang con sẽ giảm dần từ thời điểm 6-8 tháng, trong khi chức năng của hệ miễn dịch thì đến tận năm 3 tuổi (thậm chí là lâu hơn) trẻ mới được hoàn thiện.

Do vậy, giai đoạn từ 6-36 tháng, trẻ luôn luôn có nguy cơ bị nhiễm bệnh, các chuyên gia y tế thường nhắc đến giai đoạn đó bằng khái niệm “khoảng trống miễn dịch” trong những năm đầu đời.

Phương pháp "giải hóa" nỗi lo bệnh tiêu hóa ở trẻ

Phụ huynh nên thường xuyên nấu ăn ở nhà, hạn chế ăn bên ngoài để đảm bảo thực phẩm sạch, đủ chất và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước khi ăn, bé cần phải rửa tay kỹ bằng xà phòng. Trẻ cần được ăn uống điều độ, đúng giờ.

Những thực phẩm có lợi: nước và chất xơ là hai thứ trẻ không thể thiếu. Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mỗi người cần cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cơ thể mỗi ngày nhằm giúp thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong đường ruột. Việc sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm không có tính axit và giàu men vi sinh cũng rất cần thiết.

Thực phẩm giàu chất xơ có trong các loại rau củ quả, ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt. Chúng giúp giữ và lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa để tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy các chất thải còn lại ra ngoài. Các loại rau lá củ cải, bina, cải xoăn, cải bắp, cà rốt, súp lơ... có tính kiềm, trung hòa axit dịch vị trong đường ruột.

Thực phẩm giàu kẽm tái tạo tế bào miễn dịch, giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng. Chúng có nhiều trong sò, củ cải, cùi dừa già, đậu Hà Lan lòng đỏ trứng, khoai lang, đậu phộng... Những người hay bị ợ nóng, ợ chua cần tăng cường ăn các loại thực phẩm không có tính axit như chuối, bột yến mạch, gạo, bánh mì và ngũ cốc thô.

Tránh thực phẩm gây hại: Không nên cho bé ăn nhiều món chiên rán, bởi ở nhiệt độ cao, dầu mỡ kết hợp với thực phẩm tạo thành các chất khó tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu.

Đồ cay chứa chất kích thích, có thể làm tê liệt hoạt động tiết dịch và men tiêu hóa, khiến thức ăn lâu tiêu. Dung nạp quá nhiều các loại ngũ cốc, lúa mạch giàu tinh bột cũng là gánh nặng cho hệ tiêu hoá, tích tụ lại dạ dày và gây nên cảm giác đầy bụng. Ăn nhiều đồ chua, nhất là lúc đói, có thể làm lượng axit dạ dày tăng lên đột ngột, gây xót ruột và trướng bụng.

Cha mẹ nên yêu cầu con nhai kỹ thức ăn: Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng, vì vậy việc nhai kỹ thức ăn là vô cùng quan trọng. Nhai giúp nghiền thức ăn thành nhiều mảnh nhỏ và hòa trộn chúng cùng với các enzyme có trong nước bọt. Việc này khiến con bạn cảm thấy ngon miệng và dễ tiêu hóa hơn.

Ăn thành nhiều bữa nhỏ: Không nên cho trẻ ăn quá no. Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn phụ sẽ giúp con bạn giải tỏa áp lực cho hệ tiêu hóa. Ăn ít thịt vào buổi tối sẽ giúp trẻ tiêu hóa hết thức ăn trước khi đi ngủ.

Thói quen tập thể dục, vận động hàng ngày cũng có thể giúp con ăn uống ngon miệng và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.. Song lưu ý không nên vận động mạnh ngay sau khi ăn no.

Tránh căng thẳng: stress, áp lực khiến con ăn mất ngon, ức chế quá trình tiêu hóa và hấp thu. Cần tạo cho con niềm vui và tiếng cười khi ăn.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...