Quan hệ giữa mức sinh và tốc độ tăng quy mô dân số

Thứ Tư, 30/11/2022 08:30 PM (GMT+7)

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, dân số Việt Nam ước tính là 99.329.145 người, tăng 784.706 người so với dân số 98.564.407 người năm trước. Năm 2022, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 879.634 người. Do tình trạng di cư dân số giảm -94.928 người

Mức sinh là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến quy mô và cơ cấu dân số của một quốc gia, đồng thời phản ánh mức độ phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới(3). Đây là mức sinh mà một đoàn hệ phụ nữ trung bình có vừa đủ số con gái để “thay thế” họ trong quá trình tái sinh sản dân số; tương ứng với tổng tỷ suất sinh (TFR)/số con trung bình là 2,1 con/phụ nữ(4). Ở hầu hết các nước đang phát triển với mức thu nhập từ trung bình trở lên, đều có mức sinh tương đối thấp.

Quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người trong giai đoạn 2009-2019, với tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1,14%/năm (giảm nhẹ so với giai đoạn 1999-2009 (1,18%/năm)). Tốc độ tăng quy mô dân số của nước ta đã giảm liên tục trong giai đoạn 1979-1989 (2,10%/năm) và 1989-1999 (1,7%/năm)(5). Tốc độ tăng quy mô dân số như vậy có mối liên hệ chặt chẽ với xu hướng giảm mức sinh liên tục từ năm 1989 đến nay. Tương ứng với mức sinh ở các năm 1989, 1999 và 2009, tổng tỷ suất sinh hay số con trung bình/phụ nữ lần lượt là 3,8; 2,33 và 2,03 con(6). Từ kết quả phân tích những số liệu cho thấy, tổng tỷ suất sinh ở nước ta đã giảm từ 2,03 xuống còn 1,85 con/phụ nữ trong giai đoạn 2009-2019. Mức sinh tiếp tục giảm nhanh trong những năm gần đây đã dẫn tới việc quy mô nhóm trẻ em từ 0-4 tuổi (7.819.326 người) ít hơn rõ rệt so với nhóm trẻ em từ 5-9 tuổi (8.332.719 người) tại thời điểm ngày 1-4-2019(7).

quy mo dan so

Xu hướng giảm mức sinh ở nước ta trong hơn 30 năm qua nằm trong quy luật chung về biến đổi mức sinh như ở các nước châu Á và trên thế giới. Mức sinh luôn có xu hướng giảm trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó có hai nhóm yếu tố chính:

Thứ nhất, nhóm yếu tố liên quan tới quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, và phát triển kinh tế - xã hội. Những yếu tố này mang tính khách quan và luôn có tác động làm cho mức sinh giảm xuống. Nguyên do là các hành vi sinh đẻ của phụ nữ (hay các cặp vợ/chồng) bị chi phối bởi các giá trị, chuẩn mực xã hội về quy mô gia đình nhỏ, sinh ít con - những giá trị xã hội phổ biến trong xã hội hiện đại. Những giá trị, chuẩn mực xã hội tác động, làm biến đổi các hành vi sinh đẻ của phụ nữ từ sinh nhiều con chuyển sang sinh ít con.

Thực trạng mức sinh thấp ở nước ta hiện nay thể hiện rõ ở cả khu vực nông thôn và đô thị, cũng như mức sinh ở các vùng địa lý - kinh tế. Tổng tỷ suất sinh ở khu vực đô thị nước ta đã giảm xuống còn 1,51 con/phụ nữ; ở khu vực nông thôn giảm xuống còn 2,06 con/phụ nữ.

Tổng tỷ suất sinh ở 5/6 vùng địa lý - kinh tế của nước ta năm 2019 đã giảm rõ rệt so với năm 2009. Chỉ có vùng trung du và miền núi phía Bắc, tổng tỷ suất sinh tăng nhẹ từ mức 2,24 con/phụ nữ lên 2,38 con/phụ nữ. Mức giảm sinh ở 5/6 vùng đã kéo mức sinh chung của cả nước từ 2,03 con/phụ nữ xuống còn 1,85 con/phụ nữ.

Thứ hai, nhóm yếu tố liên quan tới các mục tiêu và giải pháp của chính sách dân số. Các mục tiêu và giải pháp chính sách có thể được xây dựng nhằm hạn chế sinh đẻ hoặc khuyến khích sinh đẻ. Dựa vào diễn biến thực trạng mức sinh trong từng giai đoạn phát triển, mỗi quốc gia sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể, phù hợp nhằm thực hiện các mục tiêu dân số.

Trong giai đoạn 2009-2019, về cơ bản, các chính sách dân số ở nước ta hướng tới mục tiêu giảm sinh. Sau khi Đảng ta ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25-10-2017 về Công tác dân số trong tình hình mới, với chủ trương chuyển trọng tâm chính sách dân số từ mục tiêu giảm sinh sang mục tiêu duy trì mức sinh thay thế. Như vậy, trong hơn mười năm qua, mức sinh ở nước ta đồng thời bị tác động kép theo xu hướng giảm cả hai nhóm yếu tố nêu trên.

Từ mối liên hệ chặt chẽ giữa tốc độ tăng quy mô dân số chậm với xu hướng giảm mức sinh, dự đoán tổng tỷ suất sinh của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 sẽ tiếp tục giảm xuống dưới ngưỡng 1,8 con/phụ nữ và có thể xuống mức 1,5 con/phụ nữ, (tương đương với mức sinh của Thái Lan năm 2020)(8).

Theo TS. HÀ VIỆT HÙNG

(Viện Xã hội học và Phát triển,Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

(1) Hà Việt Hùng, Đặng Thị Minh Lý: “Thực trạng xu hướng biến đổi mức sinh hiện nay ở Việt Nam”, http://hdll.vn, truy cập ngày 3-2-2022.

(2) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.212, tr.151.

(3), (6) Tổng cục Thống kê: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 - Thực trạng và các yếu tố tác động đến mức sinh tại Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2021.

(4), (5) Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở, thời điểm 0 giờ ngày 1-4-2019, Nxb Thống kê, 2019.

(7) Tổng cục Thống kê: Kết quả toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Nxb Thống kê, 2020.

(8) Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 2013/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020, http://chinhphu.vn, truy cập ngày 3-2-2022.

Vũ Thị Phương Dung

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...