Quảng Trị nỗ lực xóa bỏ tình trạng tảo hôn

Thứ Năm, 15/12/2022 11:37 AM (GMT+7)

Tình trạng tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống (TH&HNCHT) ở đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn là vấn đề phức tạp ở địa phương. Tỉnh đang phấn đấu đến năm 2025, hạn chế tối đa tình trạng tảo hôn và không có tình trạng HNCHT trong vùng DTTS.

Triển khai nhiều giải pháp cụ thểKế hoạch 154/KH-UBND thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 – 2025, được UBND tỉnh Quảng Trị ban hành tháng 9/2021.

Theo đó, Kế hoạch triển khai một số nội dung như: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào DTTS về TH&HNCHT; xây dựng mô hình điểm, nhân rộng các mô hình chuyên đề "Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT; tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham thực hiện Kế hoạch...

Tăng cường nhận thức cho thanh thiếu niên DTTS về tảo hôn, mua bán người thông qua công nghệ sốPhấn đấu trên 90% cán bộ làm công tác dân tộc các cấp, cán bộ văn hóa - xã hội được tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về TH&HNCHT trong vùng dân tộc thiểu số vào năm 2025.

Duy trì mức giảm bình quân 2%-3%/năm số cặp tảo hôn và 3%-5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn vùng DTTS có tỷ lệ TH&HNCHT cao. Đến năm 2025, hạn chế tối đa tình trạng tảo hôn và không có tình trạng HNCHT trong vùng DTTS.

Thay đổi nhận thức, ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng DTTS trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; tạo sự đồng thuận trong xã hội góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS…

images632744_dtuuuuuuuuuuuuuuuuuuu

Là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua, tình trạng TH&HNCHT trên địa bàn huyện Đakrông (Quảng Trị) vẫn gây nhức nhối cho địa phương.

Tình trạng tảo hôn ở huyện Đakrông hiện vẫn còn phổ biến, làm suy giảm chất lượng dân số, chất lượng giống nòi. Theo số liệu báo cáo của UBND 13 xã, thị trấn và qua điều tra, rà soát hằng năm của Trung tâm Y tế huyện Đakrông, tỉ lệ tảo hôn dao động từ 16,3% - 23,3% và không có trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Tổng số cặp tảo hôn từ năm 2018 đến 6 tháng đầu năm 2021 là 195 trường hợp, tuy nhiên đây chưa phải là con số thống kê đầy đủ.

Xã Đakrông là một trong những địa phương có nhiều trường hợp tảo hôn ở huyện Đakrông. Theo số liệu thống kê, số cặp tảo hôn ở xã tăng qua các năm (năm 2018 có 21 cặp, chiếm 38,88% trong số các cặp kết hôn; năm 2019 có 24 cặp, chiếm 41,37%; năm 2020 có 35 cặp, chiếm 61,4%).

Nguyên nhân chủ yếu do đa số các cặp tảo hôn còn quá ít tuổi, thiếu kinh nghiệm sống; nhận thức về Luật Hôn nhân và Gia đình của người dân còn nhiều hạn chế; tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao, chất lượng giáo dục thấp nên việc xóa bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân, chuyển đổi nhận thức về hôn nhân hiện đại theo pháp luật diễn ra chậm chạp.

Nhằm giảm thiểu, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, trong năm 2021, Trung tâm Y tế huyện đã chỉ đạo thành lập 4 câu lạc bộ tiền hôn nhân với mục đích tuyên truyền vận động các em ở lứa tuổi vị thành niên hiểu về sức khỏe sinh sản và không kết hôn sớm.

Qua một thời gian ngắn, các thành viên tham gia câu lạc bộ rất hứng thú với những nội dung, hình thức sinh hoạt, có chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động. Nhờ vậy, tình trạng tảo hôn có xu hướng giảm mạnh so với những năm trước đó.

Chính quyền huyện Đakrông cũng đề ra các giải pháp tích cực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống như: Tăng cường sự phối hợp, tuyên truyền sâu rộng về chính sách pháp luật, chính sách dân số. Gắn trách nhiệm của cá nhân, gia đình và xã hội trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về dân số để từng bước nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Thực hiện khuyến nông, lâm, ngư hướng dẫn cách làm ăn, phổ cập nghề và quan tâm đào tạo nghề ngắn hạn cho người dân địa phương. Xây dựng đời sống văn hóa thôn, bản và hộ gia đình theo hướng tiến bộ, trên cơ sở kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, từng bước đẩy lùi, xóa bỏ các hủ tục trong sản xuất, việc hiếu, việc hỷ, sinh đẻ nhiều con....

Duy trì tốt phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; tổ chức các lớp học xóa mù chữ cho người trong độ tuổi lao động; xây dựng mạng lưới trường, lớp học, mở rộng phát triển trường công lập bán trú dân nuôi, huy động 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường. Đầu tư nâng cấp trạm y tế xã và mua sắm các trang thiết bị hiện đại đảm bảo cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Tiếp tục đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế, tăng cường củng cố mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình từ xã đến tận thôn, bản.

Biểu dương những tập thể, cá nhân, hộ gia đình thực hiện tốt Luật Hôn nhân và Gia đình; xây dựng các mô hình can thiệp giảm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các thôn, bản và nhân rộng câu lạc bộ "Tiền hôn nhân". Tăng cường công tác truyền thông sâu rộng trong Nhân dân về hạn chế và đi đến xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Trong đó, quan tâm công tác tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh xã, thôn bằng tiếng Bru -Vân kiều".

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...