Quy tắc kết hợp rau khi ăn lẩu

Thứ Ba, 05/11/2019 04:17 PM (GMT+7)

Mùa Đông là mùa của những món lẩu và rau là thứ ăn kèm không thể thiếu. Tuy nhiên, việc kết hợp rau với các loại lẩu khác nhau cũng cần đúng quy tắc.

Thông thường, rau muống, cải ngọt, cải thảo, cải xoong, mướp đắng, ngó sen… đậu phụ, khoai tây, cà rốt… là các loại rau ăn lẩu phổ biến và rất an toàn, có lợi cho sức khỏe: Tốt cho dạ dày lại giúp điều hòa thân nhiệt cực tốt.

Tuy nhiên, việc ăn uống kết hợp rau trong các loại lẩu cũng cần khoa học đẻ đảm bảo sức khỏe.

Lẩu hải sản không ăn cùng thực phẩm chứa vitamin C

lau

Khi ăn cùng các loại thực phẩm nhiều vitamin C như cà chua, khoai lang... asen pentavenlent có trong hải sản này sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín), có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Lẩu bò không ăn kèm mùng tơi

Kết hợp 2 thứ này lại với nhau sẽ khiến bạn rất dễ bị đau bụng. Trong đó, nhẹ thì bị đầy bụng, khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón, rất khó chịu.

Lẩu thịt dê tuyệt đối không ăn kèm giấm

Nếu kết hợp với nhau, chúng phá hủy hoặc làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.

Lẩu gà không dùng rau kinh giới

Theo Đông y, ăn hai thứ này chung với nhau gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.

Lẩu riêu cua không ăn với cần tây, khoai lang

Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.

Nên kết hợp thế nào?

Lẩu gà, nên ăn kèm rau ngải cứu (kết hợp với gà tạo thành vị thuốc rất tốt), rau đắng, rau cải xanh, rau muống, bắp chuối, bông sung, nấm…

Lẩu riêu cua nên ăn kèm rau chuối, hoa chuối thái mỏng, rau muống chẻ, các loại rau sống và rau ăn khác.

Lẩu vịt nên ăn kèm rau muống đã bỏ bớt lá và rau ngổ.

Lẩu ốc cần có rau tía tô thái răm, rau muống chẻ và các loại rau khác. Ốc là đồ ăn có tính hàn nên cần có rau tía tô để dung hòa, khi ăn không lo bị lạnh bụng đi ngoài.

Lẩu bò nên ăn kèm các loại rau cần, rau cải (cải cúc, cải ngọt, cải thảo,…), hành tây, khoai môn, nấm,…

Tuy nhiên, lẩu có nhiều loại gia vị, nhiều mỡ, nhiều đạm nên không thể ăn thường xuyên, vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, rối loạn dinh dưỡng... Mỗi tuần chỉ nên ăn 1 lần.

Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm mỡ. 

Những người mắc bệnh dạ dày, đường tiêu hóa yếu không nên ăn các loại lẩu nhiều chất đạm, hải sản mà nên chọn lẩu nấm hay lẩu thanh đạm.

Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....