Rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

Chủ Nhật, 23/10/2022 08:29 PM (GMT+7)

Tình trạng rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ có thể coi là dấu hiệu cảnh báo sự suy giảm về sức khỏe. Nhiều phụ nữ gặp vấn đề với việc rối loạn chức năng tình dục tại một số thời điểm trong cuộc sốngnhư giảm hay mất hứng thú với những vấn đề liên quan đến tình dục.

Rối loạn chức năng tình dục là tình trạng rối loạn bản năng sinh dục (sự rối loạn về ham muốn, cực khoái hay đau khi quan hệ tình dục) và gây mệt mỏi, chán nản ở phụ nữ. Rối loạn này thông thường được chia thành 4 loạn: rối loạn ham muốn, rối loạn kích thích, rối loạn cực khoái và rối loạn đau khi quan hệ tình dục.

Triệu chứng rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ 

Trong một quá trình hoạt động tình dục nếu diễn ra bình thường sẽ trải qua bốn giai đoạn cơ bản sau: thỏa mãn về thể chất, đáp ứng ham muốn, sở thích và đạt được cực khoái. Tuy nhiên, nữ giới khi bị rối loạn chức năng tình dục sẽ không thể trải qua “hoàn chỉnh” 4 giai đoạn trên và thường có một số biểu hiện cụ thể sau:

Suy giảm ham muốn tình dục là một trong những biểu hiện phổ biến và thường gặp khi bị rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ. Họ thường thiếu hứng thú và không sẵn sàng khi nhắc đến vấn đề này.Quá trình hưng phấn tình dục không ổn định, điều này có nghĩa là ham muốn tình dục vẫn ổn định, tuy nhiên gặp nhiều khó khăn trong vấn đề kích thích và duy trì trạng thái kích thích cũng như đạt đến mức độ hưng phấn cực đỉnh khi quan hệ.

Đau nhức khi quan hệ cũng được xem là triệu chứng của rối loạn chức năng tình dục. Biểu hiện cụ thể là tình trạng đau nhức dữ dội khi kích thích hoặc có sự tiếp xúc, va chạm giữa dương vật và âm đạo. Tùy thuộc vào tình trạng cơ thể, rối loạn chức năng tình dục có thể có những dấu hiệu khác nhau. Để có thể nhận biết chính xác nhất, nên tiến hành gặp bác sĩ khi cơ thể có những thay đổi bất thường.

caring-husband-apologizing-cry-7855-3560-1656486277

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng tình dục

Các vấn đề về rối loạn chức năng tình dục thường biểu hiện khi nội tiết tố của bạn thay đổi liên tục, chẳng hạn như sau khi có con hoặc trong thời kỳ mãn kinh. Các bệnh mạn tính, chẳng hạn như ung thư, tiểu đường, hoặc bệnh lý tim mạch, cũng có thể góp phần làm nặng thêm sự rối loạn chức năng tình dục của bạn. Những yếu tố này – thường liên quan đến nhau – góp phần làm giảm sự không thỏa mãn hoặc rối loạn chức năng tình dục bao gồm:

Bệnh lý y khoa: Một số bệnh lý như ung thư, suy thận, đa xơ cứng, bệnh tim và các vấn đề về bàng quang, có thể dẫn đến rối loạn chức năng tình dục. Một số thuốc có thể làm giảm ham muốn tình dục và khả năng đạt cực khoái của cơ thể. Ví dụ như một số thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc kháng histamine và thuốc hóa trị.

Hormon: Nồng độ estrogen giảm thấp sau khi mãn kinh có thể dẫn đến những thay đổi trong các mô sinh dục và khả năng đáp ứng tình dục của bạn. Giảm nồng độ Estrogen dẫn đến giảm lưu lượng máu đến vùng xương chậu. Điều này có thể dẫn đến giảm cảm giác vùng sinh dục, cũng như cần nhiều thời gian hơn để kích thích và đạt cực khoái. Lớp niêm mạc âm đạo cũng trở nên mỏng hơn và kém đàn hồi hơn, đặc biệt nếu bạn không hoạt động tình dục. Những yếu tố này có thể làm cho bạn cảm thấy đau khi quan hệ tình dục. Ham muốn tình dục cũng giảm khi nồng độ hormone giảm. Nồng độ hormone trong cơ thể cũng thay đổi sau khi sinh và trong thời gian cho con bú. Điều này có thể dẫn đến âm đạo giảm tiết dịch. Và có thể ảnh hưởng đến ham muốn quan hệ tình dục của bạn.

Tâm lý và xã hội: Lo lắng hoặc trầm cảm không được điều trị có thể gây ra hoặc góp phần vào rối loạn chức năng tình dục. Ví dụ như căng thẳng lâu dài và tiền căn bị lạm dụng tình dục. Những lo lắng của việc mang thai và trách nhiệm của một người vừa lên chức mẹ có thể có những tác động tương tự.  Những bất đồng kéo dài với chồng – về tình dục hoặc các khía cạnh khác trong cuộc sống – cũng có thể làm giảm khả năng đáp ứng tình dục của bạn. Các vấn đề văn hóa, tôn giáo và các vấn đề liên quan đến vóc dáng cơ thể sau sinh cũng có thể đóng góp làm nặng thêm bệnh của bạn.

stress-1654400481466543779669

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ bao gồm:

- Trầm cảm hoặc lo lắng;

- Bệnh lý về tim mạch;

- Bệnh lý về thần kinh như chấn thương tủy sống, đa xơ cứng;

- Thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc điều trị cao huyết áp;

- Stress về tâm lý, đặc biệt là với người bạn đời;

- Đã từng bị lạm dụng tình dục trước đây.

Phương pháp hỗ trợ điều trị

Xác định chính xác nguyên nhân gây rối loạn là chìa khóa quan trọng cho quá trình khắc phục, điều trị. Tùy thuộc vào yếu tố bắt nguồn do tâm lý hoặc thể chất và tình trạng sức khỏe, bác sĩ chuyên môn sẽ có những chỉ định phù hợp. Một số phương pháp phổ biến nhất hiện nay là:

Điều trị không thuốc đối với rối loạn chức năng tình dục nữ 

- Nói ra và lắng nghe: Giao tiếp cởi mở với đối tác của bạn tạo ra sự trong sự thỏa mãn tình dục của bạn. Ngay cả khi bạn không quen nói về sở thích và không thích của mình, học cách làm như vậy và phản hồi lại với đối phương, dần dần sẽ tạo nên sự thân mật hơn trước.

- Thực hiện lối sống lành mạnh: Hạn chế rượu – uống quá nhiều rượu có thể làm giảm khả năng đáp ứng tình dục của bạn. Hoạt động thể chất – hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm tăng sức chịu đựng và nâng cao tâm trạng của bạn, tăng cường cảm xúc lãng mạn. Tìm cách giảm căng thẳng để bạn có thể tập trung và tận hưởng những trải nghiệm tình dục.

- Tìm kiếm sự tư vấn: Hãy nói chuyện với nhà trị liệu chuyên về các vấn đề tình dục và mối quan hệ. Trị liệu thường bao gồm giáo dục về cách tối ưu hóa phản ứng tình dục của cơ thể bạn, cách tăng cường sự thân mật với bạn tình. Và các gợi ý để đọc tài liệu hoặc các bài tập của các cặp vợ chồng.Sử dụng chất bôi trơn. Một chất bôi trơn âm đạo có thể hữu ích trong khi giao hợp. Đặc biệt là nếu âm đạo giảm tiết dịch hoặc đau khi quan hệ.

- Thử sử dụng đồ chơi tình dục: Kích thích có thể được tăng cường với sự kích thích của âm vật. Sử dụng máy rung để cung cấp kích thích âm vật. 

Điều trị nội khoa cho rối loạn chức năng tình dục nữ 

Để điều trị hiệu quả cho rối loạn chức năng tình dục, cần giải quyết rất nhiều vấn đề. Ví dụ như một bệnh lý y khoa tiềm ẩn hay rối loạn nội tiết tố. Bác sĩ có thể thay đổi một loại thuốc bạn đang dùng hoặc kê toa một loại thuốc mới. Điều trị rối loạn chức năng tình dục nữ liên quan đến nguyên nhân nội tiết tố có thể sử dụng các phương pháp sau, bao gồm:

- Liệu pháp estrogen: Liệu pháp estrogen tại chỗ có dạng vòng âm đạo, kem hoặc viên nén. Phương pháp này có lợi cho chức năng tình dục bằng cách cải thiện niêm mạc âm đạo, độ đàn hồi, tăng lưu lượng máu âm đạo và tăng cường bôi trơn. Nguy cơ của liệu pháp hormone có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Có thể kể đến là: tuổi , nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim mạch và ung thư, liều lượng và loại hormone và estrogen đơn trị hay kết hợp.

- Các liệu pháp hormone khác: Ospemifene (Osphena). Thuốc này là một thuốc tác động lên thụ thể estrogen có chọn lọc. Nó giúp giảm đau khi quan hệ tình dục cho phụ nữ bị teo âm hộ.Liệu pháp androgen. Androgen bao gồm testosterone. Testosterone đóng vai trò trong chức năng tình dục lành mạnh ở phụ nữ cũng như nam giới, mặc dù phụ nữ có mức testosterone thấp hơn nhiều. Liệu pháp androgen cho rối loạn chức năng tình dục đang gây tranh cãi. Một số nghiên cứu cho thấy có lợi ích cho những phụ nữ có rối loạn chức năng tình dục. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy ít hoặc không có lợi ích.

Thực tế có thể thấy rằng không phải rối loạn nào cũng là bệnh lý. Chỉ cần bạn điều chỉnh lại một số yếu tố thì mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Vì vậy, nếu gặp khó khăn trong quan hệ tình dục, hãy nói với bạn tình của mình và cùng nhau tìm cách giải quyết.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....