Rối loạn tiền đình ở người cao tuổi và phương pháp điều trị

Thứ Sáu, 25/01/2019 12:12 PM (GMT+7)

Rối loạn tiền đình là bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là đối với người già sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh này nhiều hơn so với các đối tượng khác.

Empty

1/ Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người cao tuổi. Đối với người cao tuổi thì bệnh này còn thường xuyên gặp phải hơn và bệnh cũng phức tạp hơn nhiều.

Rối loạn tiền đình còn xuất phát từ việc các bạn gặp phải một số bệnh mãn tính như tăng huyết áp, huyết áp thấp hoặc xơ vữa động mạch. Những bệnh này sẽ khiến cho máu đi lên não kém đi từ đó dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình. Ngoài ra sẽ còn một số nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi sau:

  • Bị rối loạn tiền đình do quá căng thẳng, bị nhiều stress, nghiện rượu, bia…
  • Bị rối loạn tiền đình do bị viêm thần kinh sọ não bởi vi rút gây nên
  • Do bị thoái hóa một trong các cơ quan của hệ tiền đình.
  • Do bị viêm tai giữa, chấn thương mê lộ hoặc do nghẽn tắc động mạch
  • Do bị thoái hóa cột sống cổ ảnh hưởng đến động mạch thân nền làm cho máu đi lên não bị hạn chế hoặc rất ít.
  • Rối loạn tiền đình ở người cao tuổi có thể do tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch, nhất là động mạch thân nền, động mạch não làm cho lượng máu đi lên não thiếu.
  • Do sống trong môi trường quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa, nhất là nóng lạnh đột ngột, nhiễm độc thức ăn.
  • Những người ngồi một chỗ nhiều giờ kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, người ít hoặc lười vận động, nghiện rượu bia, căng thẳng thần kinh…

2/ Triệu chứng của người bị rối loạn tiền đình.

Triệu chứng chính của bệnh rối loạn tiền đình là chóng mặt, hoa mắt, không làm chủ được tư thế. Thường xuyên bị choáng váng, đứng lên, ngồi xuống khó khăn, nhất là khi thay đổi tư thế. Hoặc có bước đi rất khó khăn vì loạng choạng và rất dễ ngã.

Bên cạnh đó còn có các triệu chứng buồn nôn hoặc nôn thực sự. Có thể kèm theo đau đầu, tê chân thường không tập trung, mau quên. Có nhịp tim, nhịp thở nhanh, thường xuyên hồi hộp, đánh trống ngực. Nếu do tăng huyết áp, chỉ số huyết áp sẽ cao hơn, còn nếu do huyết áp thấp, chỉ số huyết áp sẽ thấp hơn.

3/ Biến chứng của bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

Empty

Bệnh rối loạn tiền đình có thể xuất hiện trong một vài ngày rồi hết tuy nhiên cũng có thể kéo dài và thường xuyên tái phát. Rối loạn tiền đình không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, công việc. Mà bệnh này còn làm giảm chất lượng cuộc sống do mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, run rẩy, tê bì tay chân.

Có thể gây ra biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Trong lúc bệnh đang phát tác nếu cố gắng đi lại có thể ngã gây chấn thương xây xước da, chảy máu, thậm chí gãy chân tay, chấn thương sọ não. Biến chứng nguy hiểm nhất là có thể bị đột quỵ do máu lên não kém.

4/ Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh

Bệnh rối loạn tiền đình cần được điều trị đúng, dứt điểm đề phòng bệnh tái phát và gây biến chứng. Những người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh và tự mua thuốc để điều trị.

Bởi vì thuốc để chữa rối loạn tiền đình có nhiều loại, trong đó có loại có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy cần có chỉ định và tư vấn của bác sĩ để an toàn cho người sử dụng.

Người bệnh có thể tập luyện thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ nhằm làm cho khí huyết lưu thông, không thiếu máu đi lên não, tuy nhiên phải tập đúng động tác.

Trong những trường hợp người cao tuổi bị chóng mặt kèm theo một số triệu chứng như: Nhức đầu đột ngột, sốt cao, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc mất thị lực, giảm thính giác,.. thì nên đi bệnh viện khám ngay.

Với những thông tin về bệnh rối loạn tiền đình mà chúng tôi chia sẻ đến các bạn chắc chắn các bạn đã có thêm kiến thức về bệnh này. Đặc biệt các bạn có thể áp dụng những phương pháp điều trị mà chúng tôi cung cấp chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....