Rối loạn tự miễn dịch trong thai kỳ và những điều cần lưu ý

Chủ Nhật, 20/08/2023 10:10 AM (GMT+7)

Bệnh tự miễn là những bệnh lý xảy ra do hệ miễn dịch cơ thể mất đi khả năng nhận biết và phân biệt các kháng nguyên của cơ thể với các tác nhân gây hại bên ngoài. Trong một số trường hợp, sảy thai sớm có nguyên nhân do rối loạn miễn dịch ở cơ thể người mẹ.

Rối loạn miễn dịch, một trong những nguyên nhân gây sảy thai

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, rối loạn miễn dịch cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn phát sinh xảy thai. Hệ thống miễn dịch của người mẹ xem thai như một mảnh ghép lạ trong tử cung, do đó sẽ tìm cách loại bỏ.

roi-loan-he-thong-mien-dich

Rối loạn miễn dịch - một trong những nguyên nhân gây sảy thai

Rối loạn miễn dịch gây ảnh hưởng đến phôi thai và thai nhi như thế nào?

Cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể phospholipid tấn công thai và gây sảy thai. Hầu hết thời gian mang thai, trứng thụ tinh thường phát ra thông điệp gửi đến người mẹ rằng “không coi tôi như một mầm bệnh, việc mang thai vẫn diễn ra bình thường và không có sự cố xảy ra”. Trong một số trường hợp, phôi thai không được chấp nhận bởi cơ thể người phụ nữ. Đặc biệt là các kháng thể kháng phospholipid, tức các kháng thể tấn công mô của chính cowtheer người phụ nữ, trong đó có cả phôi thai. Đây là nguyên nhân của rất nhiều ca sảy thai mà y học hiện đại vẫn chưa giải thích được. Đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về hiện tượng này nên điều trị vẫn được coi là thử nghiệm. Giải pháp tình thế là điều trị bằng aspirin, heparin (chất làm loãng máu) và một số loại steroid.

Nguyên nhân sảy thai do rối loạn miễn dịch còn phải kể đến các bệnh lý không được điều trị như các vấn đề tuyến giáp (cả suy giáp lẫn cường giáp) và bệnh đái tháo đường....Các căn bệnh này thường tạo ra môi trường tử cung “không thuận lợi”, làm cho phôi khó có thể tồn tại. Giải pháp, nên thay đổi cách sống, đồng thời tiến hành điều trị bệnh để giúp cơ thể ổn định, như kiểm soát đường huyết, tuyến giáp để giúp mang thai được dễ dàng.

Điều trị rối loạn miễn dịch: 

Hầu hết các bệnh rối loạn hệ miễn dịch không thể ngăn ngừa hoặc chữa khỏi. Chúng thường liên quan đến các yếu tố di truyền hoặc phát triển do các yếu tố môi trường không xác định, chẳng hạn như thuốc hoặc nhiễm virus trước đó.

Tuy nhiên, điều trị kịp thời các bệnh tự miễn có thể giúp làm giảm hoặc trì hoãn sự xuất hiện của các biến chứng nghiêm trọng ở những người được chẩn đoán mắc bệnh rối loạn miễn dịch.

Để hạn chế tối đa các nguy cơ do rối loạn miễn dịch mang lại, chúng ta cần đảm bảo khám sức khoẻ theo tư vấn của bác sĩ trước khi kết hôn, trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ.

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....