Rụng tóc ở phụ nữ: nguyên nhân và cách phòng trừ

Thứ Bảy, 29/10/2022 11:09 AM (GMT+7)

Mái tóc được coi như một biểu tượng cho vẻ đẹp và cốt cách của người phụ nữ. Tóc thưa và mỏng khiến chị em cảm thấy mất tự tin hơn rất nhiều. Vậy nguyên nhân dẫn đến rụng tóc và cách khắc phục nó là gì

Rụng tóc ở nữ là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trước các tác động tiêu cực từ bên trong và bên ngoài cơ thể gây ra. Mỗi ngày, tóc có thể rụng từ 30 - 60 sợi là bình thường. Mỗi năm tóc dài thêm khoảng từ 12 đến 15cm. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người tóc không những rất lâu dài, mà còn khô, xơ xác và hay rụng. Những người có mức dầu quá nhiều xung quanh chân tóc khiến sự lưu thông của máu nuôi chân tóc bị giảm sút, làm cho chân tóc ngày càng teo nhỏ, tóc trở nên mỏng hơn... cho đến lúc chân tóc biến mất. Những điều này là biểu hiện của rụng tóc bệnh lý, cần được cải thiện từ sớm.

1. Nguyên nhân rụng tóc ở phụ nữ

- Tóc không được cung cấp dưỡng chất cần thiết: Tóc cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, cần được cung cấp vitamin và khoáng chất mới có thể phát triển khỏe mạnh. Khi bị thiếu dưỡng chất, tóc có thể rụng nhiều hơn và trở nên thưa thớt. Ngày nay, dáng người thon gọn đã mặc nhiên trở thành thước đo sắc đẹp, nên nhiều chị em ăn kiêng giữ dáng. Tuy nhiên, ăn kiêng không đúng khoa học, vô tình làm chị em mất cả chiếc vương miện “mái tóc” trên đầu do thiếu dinh dưỡng cung cấp cho tế bào mầm tóc, đặc biệt thiếu protein (giúp cơ thể sản xuất keratin – thành phần cơ bản tạo nên cấu trúc của tóc) khiến cho tóc rơi rụng như “lá mùa thu”. Đặc biệt, là những phụ nữ ngoài 30 tuổi, tóc rụng do mất cân bằng nội tiết cộng thêm thiếu hụt dinh dưỡng do giảm cân không đúng cách khiến tế bào mầm tóc “còi cọc”, tóc mới không mọc, tóc cũ luôn “chực chờ đoạn tuyệt” với da đầu.

tinh-than-met-moi-chan-nan-la-nguyen-nhan-gay-rung-toc-nhieu

- Do những thay đổi về nội tiết: Phụ nữ sau sinh và phụ nữ đang trong thời kỳ tiền mãn kinh thường có sự thay đổi lớn về nội tiết tố. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng rụng tóc ở nữ. 

+ Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh: Lượng hormone estrogen và progesterone giảm dần sẽ dẫn đến nhiều thay đổi như chu kỳ kinh không đều, dễ tăng cân, thường xuyên bị bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, tóc rụng nhiều hơn bình thường,…

+ Đối với phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh: Lượng estrogen tăng lên đáng kể trong thai kỳ có thể khiến tóc của chị em tăng trưởng nhanh hơn, có xu hướng mọc nhiều hơn. Tuy nhiên, sau sinh, nồng độ nội tiết tố giảm một cách đột ngột và trở về mức bình thường sẽ dẫn đến rụng tóc, bao gồm cả những sợi tóc khỏe mạnh. Do đó, vài tháng sau sinh, chị em thường thấy tóc rụng nhiều hơn bình thường.

- Stress có thể làm rụng tóc nhiều ở phụ nữ: Đối mặt với nhịp sống hiện đại mỗi ngày, phụ nữ ngày càng có nhiều nguy cơ bị stress, căng thẳng, lo âu, thậm chí là trầm cảm. Chị em phụ nữ thường gặp căng thẳng vì phải lo toan nhiều công việc cùng một lúc như các vấn đề xã hội, chăm sóc con cái, quản lý chi tiêu gia đình… Stress/căng thẳng liên tục trong thời gian dài khiến thần kinh nội tiết phải phản ứng lại bằng cách sinh ra chất P (pain – chất trung gian ở thần kinh) nhằm bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, chính chất P lại là tác nhân tấn công làm tổn thương tế bào mầm tóc, khiến tế bào mầm tóc suy yếu và gây rụng tóc, tóc bạc sớm.

- Chăm sóc tóc sai cách: Chăm sóc tóc không đúng cách cũng là 1 trong các nguyên nhân vì sao nữ giới bị rụng tóc quá nhiều. Rất nhiều chị em có thói quen buộc và tết tóc quá chặt, vô tình gây chân tóc bị căng, dễ gây rụng tóc. Ngoài ra, một số thói quen xấu như: Gội đầu quá nhiều lần, gội thường xuyên mỗi ngày; thói quen chải tóc quá nhiều lần bằng lược cứng; để tóc ướt đi ngủ; sấy tóc với nhiệt độ quá cao và khoảng cách quá gần… làm gia tăng nguy cơ tổn thương tế bào mầm tóc. Đặc biệt, thói quen giật tóc, nhổ tóc có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc không phục hồi.

- Tác động của hóa chất & nhiệt khi tạo kiểu cho tóc: Làm đẹp tóc là một trong các nhu cầu thiết yếu của chị em, thế nhưng để đáp ứng nhu cầu đó, mái tóc phải “gồng mình” để chịu đựng sự tác động từ nhiều loại hóa chất cực kỳ độc hại, chẳng hạn như thuốc làm xoăn, thuốc duỗi, thuốc nhuộm… Ngoài ra, thường xuyên thay đổi kiểu tóc của bạn bằng các loại máy có nhiệt độ cao dễ khiến tóc khô, xơ và chẻ ngọn. Đặc biệt, tế bào mầm tóc dễ bị tổn thương và dẫn tới tình trạng tóc rụng nhiều ở nữ.

- Tác dụng phụ của thuốc tây: Tóc rụng quá nhiều ở phụ nữ có thể được xem là tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, tránh thai, ung thư, các loại thuốc ức chế miễn dịch và thuốc điều trị bệnh thần kinh. 

- Di truyền: Bệnh rụng tóc ở nữ có sự liên quan tới yếu tố di truyền (gen), phụ nữ có thể thừa hưởng gen hói đầu từ chính bố hoặc mẹ và rụng tóc vẫn có thể xảy ra từ cuối tuổi vị thành niên. Tình trạng này càng diễn ra càng sớm, mức độ sẽ càng nghiêm trọng hơn.

2. Một số cách giảm rụng tóc

2.1. Trong cách chăm sóc tóc từ bên ngoài

- Xem lại tần suất gội đầu và loại dầu gội. hãy chọn loại dầu gội dịu nhẹ, dùng các loại xả, dưỡng ẩm cho tóc sau mỗi lần gội. Không dùng móng tay cào gãi da đầu, không thoa dầu xả trực tiếp lên da đấu, lau khô tóc của bạn bằng khăn mềm để khô nhanh hơn. 

- Hạn chế chải tóc khi ướt: Tóc khi bị ướt rất mỏng manh, dễ bị tổn thương do bị căng ra và chân tóc cũng trở nên yếu hơn bình thường. Vì vậy, nếu không phải đang quá gấp bạn nên cố gắng để tóc khô tự nhiên, rồi mới chải. Khi chải, bạn nên dùng lược răng thưa, chải nhẹ.

- Hạn chế sử dụng máy sấy tóc: Nhiệt lượng cao từ máy sấy tóc sẽ nhanh chóng làm “hư” các protein trong tóc. Việc sấy tóc thường xuyên sẽ khiến cho tóc khô, mỏng và dễ gãy. Để tóc khô tự nhiên vẫn là lựa chọn tốt nhất để bảo vệ mái tóc của mình.

- Tránh sử dụng hóa chất, uốn tóc, nhuộm tóc: Việc uốn, duỗi thường xuyên sẽ làm phá vỡ các liên kết ban đầu bên trong cấu trúc tóc. Sau đó, chúng phải sắp xếp theo các thứ tự khác nhau để làm thẳng hay xoăn. Quá trình này diễn ra thường xuyên sẽ làm cho tóc yếu đi, gây khô xơ và dễ rụng tóc nữ.

- Ngừng búi tóc cao, cột tóc đuôi ngựa, thắt bím, tết lệch 1 bên. Thường xuyên để một kiểu tóc làm kéo tóc có thể gây ra một loại rụng tóc tên là rụng tóc do lực kéo. Theo thời gian, tóc của bạn có thể bị rụng tóc vĩnh viễn.

- Không nên lấy tay xoắn tóc, thói quen này có thể làm yếu tóc đã mỏng manh gây rụng tóc nhiều hơn.

- Sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên để làm mềm, mượt tóc như: dầu dừa, bia, tinh dầu bưởi...

2.2. Chăm sóc từ bên trong

- Bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ giúp mái tóc khỏe mạnh, tóc không trở nên giòn và dễ gãy.

- Những thực phẩm tốt cho tóc chứa nhiều vitamin B5, B6, magiê, sulfur, silic và kẽm (có trong trứng, cá, thịt, rau xanh, hoa quả, mầm lúa mỳ, hải sản, gan động vật, các loại đậu, ngũ cốc, cá, thịt…). Beta-carotene cũng rất quan trọng đối với việc mọc tóc bởi beta-carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A khi cơ thể cần đến, giúp phát triển xương, làm khỏe da, tóc và móng tay. Beta-carotene có nhiều trong các loại rau và hoa quả có màu xanh và vàng.

20220926_rung-toc-o-nu-4

- Tăng cường protein trong bữa ăn. Nếu theo chế độ ăn giàu protein, tóc cũng sẽ mọc nhanh hơn. Vì thế, hãy ăn thêm cá, trứng, đậu, sữa chua, và đặc biệt là đậu nành. Ăn nhiều đậu nành không chỉ làm tóc khỏe hơn mà còn làm tóc mọc nhanh hơn.

- Hạn chế dùng các thực phẩm như cà phê, nước ngọt có gas, quá nhiều đường và chất béo.

Mái tóc đẹp luôn có cách riêng để giúp bạn tỏa sáng. Vì vậy, chăm sóc và bảo vệ tóc là nhiệm vụ quan trọng của bạn. Đừng bao giờ quên bổ sung 1 chế độ ăn uống giàu dưỡng chất, thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh để mái tóc của bạn ngày càng bóng khỏe, dày đẹp!

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....