Rươi đang vào mùa, những ai không nên ăn rươi?

Thứ Ba, 09/11/2021 11:20 AM (GMT+7)

Rươi được coi là đặc sản ở nhiều vùng miền Bắc Bộ, đặc biệt là một số tỉnh như Hải Phòng, Hải Dương. Tuy nhiên, dù có ngon đến mấy nhưng một số người dưới đây không nên ăn rươi.

Giá trị dinh dưỡng của con rươi

Rươi thuộc họ giun nhiều tơ, có khoảng 500 loài chia thành 42 chi. Môi trường sinh sống của rươi thường là ở các khu vực nước lợ, hoặc các khu vực tiếp giáp giữa môi trường nước lợ và nước ngọt. Một số loài nhỏ khác thuộc họ rươi có thể sinh sống trong cả môi trường biển.

Tại Việt Nam, rươi có nhiều ở các tỉnh khu vực Bắc Bộ như Hải Phòng, Hải Dương...

nhung ai khong nen an ruoi

Theo các chuyên gia, giá trị dinh dưỡng của rươi hoàn toàn không thua kém gì thịt bê non, với mỗi 100g rươi thì có đến 12.4g protid, 4.4g lipid, cung cấp cho cơ thể được 92 calo. Ngoài ra, rươi còn chứa nhiều loại muối khoáng quan trọng với sức khỏe như canxi, photpho, sắt, kẽm…

Có giá trị dinh dưỡng cao là thế, nhưng khi tiêu thụ các món ăn từ rươi đều phải ghi nhớ kỹ, rươi dù sao cũng là một loài thuộc họ giun, sống trong môi trường bùn cát, đáy nước nên khó có thể kiểm soát được những mầm mống gây hại có trong rươi trước khi mang đi chế biến.

Rươi dễ nhiễm chất độc từ môi trường sống và hoàn toàn có thể là vật trung gian truyền nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E.coli, gây ra các bệnh đường ruột nguy hiểm nếu không sơ chế cẩn thận và chế biến đúng cách.

Những ai không nên ăn rươi?

- Người có hệ tiêu hóa kém: Rươi sống dưới nước, là môi trường của các loại vi khuẩn như salmonella, E.coli,… cũng như một số chất độc từ môi trường. Đặc biệt rươi bị chết thường sản sinh ra độc tố có hại cho sức khỏe, nghiêm trọng có thể gây nguy hại đến tính mạng. Những người có hệ tiêu hóa kém, người vừa ốm dậy thì không nên ăn rươi.

- Phụ nữ mang thai: Rươi sinh sống ở dưới đáy nước nên chúng phụ thuộc vào môi trường dưới nước. Nếu nơi đó nước bị ô nhiễm thì khả năng rươi bị nhiễm độc cũng rất cao. Ngoài ra rươi khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ thường phải cấp đông để đảm bảo an toàn. Nếu việc sơ chế, cấp đông cũng như vận chuyển không bảo đảm vệ sinh thì gây hại rất lớn cho mẹ và bé. Rươi lại chứa hàm lượng chất đạm lớn khó tiêu hóa. Khi ăn rươi rất dễ gặp phải tình trạng chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy cấp.

- Người có tiền sử bị dị ứng:  Cơ thể người có cơ địa dị ứng rất nhạy cảm với các chất lạ. Khi gặp phải thường có biểu hiện nổi mẩn ngứa, phát ban, mề đay, sốt, nặng hơn là khó thở hoặc dẫn đến suy hô hấp. Các nhân tố đó gồm lông động vật, thời tiết, môi trường ô nhiễm, hóa chất, hải sản…Khi bạn có tiền sử trước đó từng có biểu hiện như trên thì rất có thể bạn cũng bị dị ứng rươi. Vì rươi cũng thuộc nhóm thức ăn nhạy cảm với người có cơ địa dị ứng. 

- Người bị hen: Trong rươi có chứa hàm lượng chất đạm cao. Chất đạm này không giống với các loại thịt cá thông thường. Nó như một loại dị nguyên lạ, khi vào cơ thể sẽ kết hợp với các chất xúc tác có trong máu khiến cho tái phát cơn hen.

 

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....