Rượu và bia: Đồ uống nào độc hơn?

Thứ Hai, 06/01/2020 03:50 PM (GMT+7)

Do đó, "tác hại của rượu bia không phụ thuộc vào loại đồ uống mà phụ thuộc vào lượng cồn uống, cách thức uống, tần suất uống", bác sĩ Hào nhấn mạnh.

ruou-bia

Bác sĩ Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết, như vậy, nếu uống cùng một lượng bia hoặc rượu, thì bia nhẹ độ cồn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thường uống một lúc quá nhiều bia. Cơ thể vì vậy cũng đào thải nhiều chất vi khoáng tốt.

Do đó, "tác hại của rượu bia không phụ thuộc vào loại đồ uống mà phụ thuộc vào lượng cồn uống, cách thức uống, tần suất uống", bác sĩ Hào nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Sức khỏe tâm thần Trung ương, khó có thể nói uống bao nhiêu rượu bia là nhiều. Hiện không có bằng chứng khoa học nào chứng minh uống rượu với lượng vừa phải tốt cho sức khỏe. Thực tế, nguy cơ và hậu quả do sử dụng rượu bia của mỗi người là khác nhau, phụ thuộc nhiều yếu tố như tuổi, giới tính, đặc tính sinh học...

"Không có mức độ uống rượu bia nào là an toàn, cũng khó xác định rượu hay bia độc hơn. Nguy cơ sẽ tăng lên tương ứng với lượng cồn tiêu thụ và cơ địa mỗi người", ông Tuấn nói.

Liều lượng uống ít gây hại mỗi ngày đối với cơ thể là một lon bia khoảng 330 ml (5% alcohol) hoặc 100 ml rượu vang (12% alcohol) hay 40 ml whisky (40% alcohol), pha kèm với đá lạnh, theo ông Tuấn. Phụ nữ mang thai hoàn toàn không nên uống bia rượu. Thai phụ vẫn sử dụng rượu thì nên dưới 1-2 đơn vị một tuần và không được say.

Thông thường, nồng độ cồn 0,16 - 0,2 g trong 100 ml máu là đủ làm một người say rượu, thị lực giảm. Từ 0,21 đến 0,3 g cồn trong 100 ml máu khiến người uống ngộ độc, nôn, không tự chủ được bản thân. Nồng độ cồn từ 0,5 g trong 100 ml máu có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt khi lưỡi mềm tụt sâu vào đường thở gây suy hô hấp và ngừng thở, trụy mạch, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt.

Ngoài ra, chất cồn trong rượu bia gây nhiễm độc cấp tính hoặc mạn tính, tác động lên cấu trúc và dẫn truyền của hệ thần kinh trung ương, làm giảm tỉnh táo, rối loạn ý thức, ảnh hưởng đến hành vi người uống. Người nghiện rượu, bia dễ suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần, phản xạ chậm, ảo giác dẫn đến bạo lực gia đình, tai nạn giao thông...

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....