Sa tạng chậu - căn bệnh “khó nói” nhiều chị em phụ nữ dễ mắc phải

Thứ Sáu, 22/11/2019 03:36 PM (GMT+7)

Mỗi người có biểu hiện đặc thù riêng khi bị sa tạng chậu, tuỳ từng vị trí sa như: phát hiện khối phồng “thò thụt” ra khỏi âm đạo; đau lưng dưới hoặc tức nặng vùng chậu; Ra huyết âm đạo bất thường, đặc biệt là ra huyết sau mãn kinh.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, nhiều chị em sau tuổi 40 bỗng dưng phát hiện tình trạng khối phồng “thò thụt” vùng âm đạo, ra huyết âm đạo bất thường, rồi són tiểu, quan hệ tình dục gặp nhiều khó khăn…

Thống kê của Hội Sàn chậu TP.HCM, bệnh lý sa tạng chậu ảnh hưởng đến 40% phụ nữ ở độ tuổi từ trên 40. Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ sau mãn kinh, mang thai.

Sa tạng chậu là tình trạng sa xuống của một hay nhiều cơ quan vùng chậu khỏi vị trí giải phẫu bình thường qua âm đạo hoặc hậu môn như sa bàng quang, tử cung, âm đạo, trực tràng, ruột và các mô liên kết do sự tổn thương và suy yếu các cấu trúc cân cơ và dây chằng nâng đỡ sàn chậu, gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu, đại tiện.

satangchau

Mỗi người có biểu hiện đặc thù riêng khi bị sa tạng chậu, tuỳ từng vị trí sa như: phát hiện khối phồng “thò thụt” ra khỏi âm đạo; đau lưng dưới hoặc tức nặng vùng chậu; Ra huyết âm đạo bất thường, đặc biệt là ra huyết sau mãn kinh.

Tình trạng sa tạng chậu cũng gây các biểu hiện són tiểu, tiểu khó, tiểu lắt nhắt, hay bị nhiễm trùng niệu tái phát; Nhiều chị em hậu quả của sa tạng chậu là sợ “làm chuyện ấy” vì khi quan hệ gây đau đớn hoặc khó khăn.

Biểu hiện đại tiện khó cũng gặp nhiều ở chị em khi bị sa tạng chậu. Biểu hiện này không chỉ là táo bón thông thường, mà là sự tắc nghẽn, thậm chí bệnh nhân phải móc tay, thụt tháo.

Nhiều chị em e ngại đi khám, âm thầm chịu đựng, chỉ khi không thể chịu đựng thêm mới đến viện. Bởi vậy, PGS Hùng khuyến cáo, khi chị em có bất cứ biểu hiện nào kể trên, nên tới bệnh viện để được các bác sĩ khám và điều trị.

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chị em cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều chất xơ, rau quả để ngăn ngừa táo bón; duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không để cơ thể béo phì.

Ngoài ra nên thực hành bài tập Kegel nhằm tăng cường sức co cơ sàn chậu và luyện cơ sàn chậu theo bài tập hướng dẫn.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....