Sàng lọc sơ sinh được thực hiện như thế nào?

Thứ Sáu, 15/09/2023 10:25 AM (GMT+7)

Các chương trình sàng lọc sơ sinh ra đời nhằm mục đích phát hiện sớm các các bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa và các bệnh bẩm sinh ở trẻ, giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm và mang lại cho trẻ cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.

Với trình độ dân trí ngày càng cao, vấn đề nâng cao chất lượng dân số là vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm. Trên thực tế, có khá nhiều bệnh không có các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sơ sinh khiến việc điều trị và chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các chương trình sàng lọc sơ sinh ra đời nhằm mục đích phát hiện sớm các các bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa và các bệnh bẩm sinh ở trẻ, giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm và mang lại cho trẻ cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.

Sàng lọc sơ sinh được thực hiện như thế nào?

Để thực hiện xét nghiệm sàng lọc sơ sinh, các bác sĩ sẽ lấy máu ở gót chân trẻ bởi đây là bộ phận có lượng máu dồi dào, đáp ứng đủ lượng để thực hiện xét nghiệm. Thêm vào đó, gót chân là bộ phận kém nhạy cảm hơn so với các bộ phận khác trên cơ thể bé nên khi lấy máu sẽ ít bị đau hơn. Thời gian thực hiện lấy máu gót chân cho trẻ trong vòng 24 - 72 giờ, tốt nhất là 48 - 72 giờ sau sinh, hoặc có thể kéo dài trong 7 ngày sau sinh, khi trẻ đã ăn sữa được hơn 8 lần.

Đối với trường hợp các bé sinh non, thiếu cân, các bé nên được đưa đi lấy máu gót chân trước ngày thứ 20 sau sinh. Những trẻ phải truyền máu sau sinh thì lấy sau thời gian 3 tháng. Máu lấy ra sẽ được thấm lên giấy thấm khô chuyên biệt và mang đi xét nghiệm.

Qua lấy máu gót chân sẽ giúp các bác sĩ phát hiện và điều trị sớm một số bệnh lý như:

- Thiếu men G6PD gây bệnh vàng da, nếu kéo dài sẽ gây các nguy cơ về não, có nguy cơ tử vong cao hoặc các biến chứng về thần kinh, chậm phát triển…

- Tăng tuyến thượng thận bẩm sinh: Khi có vấn đề về bệnh này thì có thể khiến cho bộ phận sinh dục của bé gái phát triển theo hướng nam tính

- Suy giáp bẩm sinh: là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone ở giai đoạn sơ sinh sẽ làm cho trẻ bị ảnh hưởng cả trí tuệ và chiều cao. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong vòng 2 tuần để bổ sung hormone tuyến giáp thì trẻ sẽ phát triển bình thường.

Việc thực hiện sàng lọc sơ sinh, lấy máu gót chân không gây nguy hiểm cho trẻ, chi phí không quá tốn kém nhưng mang lại hiệu quả lớn. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ sẽ phát triển được toàn diện, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể khiến bé bị khuyết tật hoặc tử vong. Vì vậy, gia đình hãy thực hiện xét nghiệm sàng lọc sơ sinh để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, tránh những hậu quả đáng tiếc.

Vũ Ngọc Duy

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....