Sàng lọc trước sinh và những câu hỏi thường gặp

Thứ Ba, 24/05/2022 05:49 PM (GMT+7)

Những câu hỏi thường gặp khi SLTS

Khi mang thai, rất nhiều thông tin, những điều cần lưu ý đối với mẹ bầu cần được nắm rõ, và Sàng lọc trước sinh là 1 trong số đó để đảm bảo sự an toàn, khỏe mạnh cho thai nhi. Dưới đây là một số các câu hỏi thường gặp .

1. Những người phụ nữ nào nên đi SLTS?

Xet-nghiem-sang-loc-truoc-sinh-1

Dù SLTS là không bắt buộc, tuy nhiên, theo thống kê số liệu 2017:'' cứ 13 phút sinh sẽ sinh ra một trẻ dị tật bẩm sinh". Vậy nên, để đảm bảo sự an toàn, khỏe mạnh của con việc SLTS luôn được khuyến khích và cũng là điều mà bất kỳ bà mẹ bầu nào nên làm.

2. Tôi nên đi làm xét nghiệm vào thời điểm nào? Có cần chuẩn bị gì không? Cần nhịn ăn không?

Thời gian sàng lọc trước sinh

Xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh được thực hiện vào 2 thời điểm trong quý I và quý II của thai kỳ đó là:- Tuần thai từ 11- đến 13 tuần 6 ngày làm xét nghiệm Double test.- Tuần thai từ 15- 22 tuần làm xét nghiệm Triple test.

Không làm xét nghiệm trước 11 tuần, từ 14 tuần đến 14 tuần 6 ngày và sau 22 tuần. Vì nếu trước 11 tuần thai nhi còn quá nhỏ kết quả không chính xác. Trong khoảng từ 14 tuần đến 14 tuần 6 ngày thì đang là giai đoạn chuyển giao kết quả định lượng các chất thai nhi tiết vào trong máu mẹ không phù hợp để tính toán nguy cơ dị tật. Trên 22 tuần thi thai đã quá lớn, khi đó nếu làm xét nghiệm thì chẳng may có nguy cơ cao bạn cũng không thể xử lý được gì với thai đó mà chỉ thêm phần lo lắng cho thai phụ.Khi đi làm xét nghiệm bạn chỉ cần chuẩn bị các kết quả siêu âm đã có. Xét nghiệm này bạn không cần phải nhịn ăn.

3. Tôi khó khăn lắm mới mang thai được, làm xét nghiệm như vậy có an toàn với thai nhi không?
Hiện nay tình trạng hiếm muộn là rất phổ biến, rất nhiều thai phụ sau một thời gian dài điều trị và sử dụng nhiều biện pháp mới mang thai được nên họ rất e ngại tránh mọi ảnh hưởng tới thai nhi nên không dám đi làm xét nghiệm sàng lọc. Câu trả lời của mình là càng như vậy càng cần đi làm xét nghiệm sàng lọc. Vì xét nghiệm chỉ lấy rất ít máu mẹ (khoảng 1-2ml máu) nên không ảnh hưởng gì đến thai nhi cả. Hơn nữa bạn đã rất khó khăn để có có thể mang thai được nhưng sẽ là vất vả hơn nhiều nếu chẳng may sinh ra đứa con dị tật. Nên việc đi làm xét nghiệm là biện pháp đơn giản nhất để sàng lọc nguy cơ dị tật cho đứa trẻ.

4. Tôi có cần làm cả Double test và Triple test không hay chỉ làm 1 trong hai là được?Nếu làm thì cái nào hơn?

shutterstock_203536543

Nếu có điều kiện thì bạn nên làm cả hai vì Double test ngoài xác định nguy cơ hội chứng Down, Trisomy 18 còn phát hiện Trisomy 13. Còn Triple test ngoài Down, Trisomy 18 còn xác định được nguy cơ dị tật ống thần kinh. Như vậy mỗi cái đều có các lợi thế riêng. Nhưng theo mình nếu không có điều kiện làm cả hai thì bạn nên làm xét nghiệm Double test vì:- Khả năng xác định nguy cơ hội chứng Down trong Double test nếu được kết hợp cùng độ mờ da gáy trong siêu âm thì có thể nên tới 90%, cao hơn so với Triple test.- Nguy cơ dị tật ống thần khi có thể phát hiện được bằng siêu âm, còn Trisomy 13, 18 khó phát hiện hơn.

5. Trẻ có nguy cơ mắc bệnh không khi gia đình không có tiền sử bệnh?

Những gia đình không có tiền sử mắc bệnh, đã sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh vẫn có thể sinh ra những đứa trẻ mắc bệnh. Thực tế cho thấy, hầu hết những đứa trẻ mặc bệnh lại sinh ra từ những gia đình không có tiền sử mắc bệnh.

6. Sàng lọc trước sinh(SLTS) có phải là chuẩn đoán trước sinh?

Câu trả lời là không, ta nên phân biệt giữa SLTS với chẩn đoán trước sinh. Để phát hiện bất thường khi sàng lọc trước sinh, các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm gồm phân tích máu của người mẹ và siêu âm thai nhi. Khác với sàng lọc, nếu nghi ngờ có bất thường, các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán bệnh cho thai nhi. Vậy nên kết quả sàng lọc ra dương tính không có nghĩa là con bạn mắc bệnh, mà cần qua 1 khâu chẩn đoán chi tiết nữa.

Trên đây là một vài câu hỏi thường gặp khi sàng lọc trước sinh. Hãy tìm hiểu thật kỹ để đảm bảo sự khỏe mạnh và an toàn cho bé.

Lê Lương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....