Siêu âm thai 8 tuần giúp mẹ biết được điều gì?

Thứ Bảy, 06/06/2020 08:19 AM (GMT+7)

Siêu âm thai 8 tuần tuổi là dấu mốc quan trọng giúp mẹ bầu nắm bắt được sự phát triển của thai nhi và tính tuổi thai một cách chính xác. Vậy cụ thể khi siêu âm ở mốc thời gian này, mẹ bầu sẽ biết được những gì.

sieu-am-thai

Mẹ bầu biết được điều gì khi siêu âm thai 8 tuần tuổi?

Siêu âm thai 8 tuần tuổi là mốc siêu âm đầu tiên mà các mẹ bầu nên thực hiện sau khi có thai. Đây là lúc thai nhi bước đầu phát triển, do đó, việc siêu âm tại thời điểm này sẽ đánh giá tổng quát tình trạng của thai nhi, cũng như đưa ra độ tuổi chính xác nhất của thai.

Sau 8 tuần tuổi, thai nhi có sự phát triển tương đối nhanh. Với lần siêu âm này, mẹ bầu sẽ nắm được chỉ số cụ thể về chiều dài đầu mông của bé, đường kính túi thai. Trung bình, với thai nhi phát triển một cách ổn định, bé có thể dài khoảng 15mm và có đường kính túi thai khoảng 30mm.

Bước vào tuần thai thứ 8, phần đuôi thai của thai nhi đã biến mất và thay vào đó là  sự hình thành của các cơ quan như tay, chân, mắt, mũi, miệng, tim thai,… Tuy nhiên, vì kích thước của bé còn quá nhỏ nên mẹ bầu chưa thể nhìn thấy rõ bé khi thực hiện siêu âm thai 8 tuần.

Thông thường, thai nhi 8 tuần tuổi đã hình thành tim thai, có 4 ngăn tim, vách tim và bắt đầu đập những nhịp đầu tiên. Lúc này, nhịp tim của thai có thể dao động từ 100 - 160 nhịp/phút. Nhưng một vài trường hợp mẹ bầu khi thực hiện siêu âm thai 8 tuần lại không thấy tim thai. Lúc này có thể xảy ra các tình trạng như sau:

Thai nhi phát triển chậm do đó tim thai chưa được hình thành. Nếu mẹ lo lắng liệu thai nhi có còn trong bụng hay không có thể thực hiện các xét nghiệm nồng độ HCG hoặc đợi từ 1 - 2 tuần sau đó để thực hiện siêu âm lại.

Thai nhi ngừng phát triển và chết lưu trong bụng mẹ trước đó. Mẹ có thể xác định được điều này thông qua siêu âm không thấy tim thai, hoặc có các dấu hiệu sảy thai như: đau bụng, xuất huyết, cơ thể không có các dấu hiệu của thời kỳ ốm nghén,…

Mẹ bầu có thể thực hiện siêu âm thai 8 tuần tuổi bằng cách nào?

Chị em thường được các bác sỹ chỉ định siêu âm thai 8 tuần thông qua hai cách sau:

Siêu âm qua thành bụng

Siêu âm qua thành bụng là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng khi siêu âm thai 8 tuần. Với phương pháp này, các mẹ cần làm căng bàng quang trước, bởi nó sẽ làm tử cung được bộc lộ rõ, giúp quá trình quan sát thai nhi trở nên dễ dàng hơn.

Siêu âm đầu dò

Đây không phải là phương pháp phổ biến được chỉ định với mẹ bầu mang thai vào tuần thứ 8. Tuy nhiên, ưu điểm mà phương pháp này mang lại là có kết quả chính xác hơn so với siêu âm qua thành bụng. Siêu âm đầu dò âm đạo thường được chỉ định khi nghi ngờ thai nhi 8 tuần tuổi nhưng không có tim thai hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường về nhau thai.

Quá trình siêu âm thực hiện bằng cách đưa một đầu dò vào bên trong thông qua âm đạo của mẹ bầu. Đầu dò giúp phát ra nguồn sóng âm thanh vào tử cung và giúp thu nhận lại các hình ảnh của thai nhi ở bên trong.

Siêu âm thai ở tuần thứ 8 có nguy hiểm hay không?

Hiện nay, chưa có bằng chứng nào chứng minh rằng thực hiện siêu âm thai 8 tuần có thể gây hại cho bé. Bởi bản chất của siêu âm là việc sử dụng các sóng âm thanh có tần số cao nhưng vẫn ở mức cho phép, không gây nguy hiểm đối với người cần được siêu âm hay thai nhi trong suốt quá trình thực hiện. Tuy nhiên, do bé vẫn đang trong giai đoạn đầu của thai kỳ và dễ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, do vậy, các bác sĩ vẫn khuyến cáo các mẹ không nên lạm dụng việc thực hiện phương pháp này. Mẹ bầu chỉ nên thực hiện siêu âm theo định kỳ dưới yêu cầu và sự chỉ định cần thiết của bác sĩ.

Những lời khuyên dành cho mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 8

Bước sang tuần thai thứ 8, cơ thể mẹ bầu bắt đầu có những sự thay đổi và xuất hiện nhiều biểu hiện ốm nghén có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi. Do đó, chị em nên lưu ý một vài vấn đề sau để giữ cho bản thân một sức khỏe ổn định cũng như tạo điều kiện tốt nhất để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Ăn uống đủ chất và bổ sung dưỡng chất cần thiết

Giai đoạn này mẹ bầu cần bổ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm, magie,… để cả bé và mẹ có thể phát triển khỏe mạnh nhất. Chị em nên bổ sung qua thực phẩm ăn uống hàng ngày là tốt nhất hoặc sử dụng thuốc bổ theo sự kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ.

Tâm lý thoải mái

Sự thay đổi thất thường trong cơ thể hay các cơn ốm nghén có thể khiến mẹ bầu khó chịu hoặc gặp các áp lực tâm lý. Điều này có thể gây ra các tác động tiêu cực đến cả mẹ và sự phát triển của bé. Chính vì vậy, mẹ nên giữ cho mình một tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái nhất trong suốt thai kỳ.

Không vận động mạnh

Trong khi thai kỳ diễn ra, mẹ nên tránh vận động mạnh hoặc lao động quá sức. Thay vào đó, nên hoạt động nhẹ nhàng, không bê vác vật nặng bởi điều này có thể ảnh hưởng tới hệ thống xương khớp của mẹ, nên đi bộ nhẹ để thư giãn, tránh va chạm,…

Hạn chế quan hệ tình dục

Ở tuần thai thứ 8, mẹ nên hạn chế quan hệ tình dục bởi nếu không thực hiện đúng cách có thể khiến sảy thai hoặc gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến bé. Nếu muốn duy trì quan hệ tình dục, mẹ nên tìm hiểu các tư thế nhẹ nhàng và thực hiện với tần suất thấp nhằm đảm bảo sự an toàn tối đa cho thai nhi.

Thăm khám thai định kỳ

Ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, mẹ bầu nên thực hiện thăm khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé cũng như kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường của thai kỳ. Từ đó có phương án xử lý và điều trị kịp thời.

Trần Thị Hải Yến

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....