Sinh mổ lần 2 có đau hơn lần 1 hay không?

Thứ Năm, 27/08/2020 07:39 AM (GMT+7)

Sinh mổ lần 2 có đau hơn lần đầu hay không phục thuộc vào rất nhiều yếu tố. Theo quy trình mổ thì sản phụ sẽ được giảm đau bằng cách gây tê tủy sống, tác dụng của nó chỉ kéo dài trong khoảng vài tiếng.

sinh-mo

Sau khi hết thuốc tê, cảm giác đau của mỗi sản phụ là khác nhau. Các sản phụ chỉ được kê thêm thuốc giảm đau nếu cảm thấy đau nhức, đau kéo dài, và ảnh hưởng đến quá trình cho con bú.

Như vậy những suy nghĩ về việc “sinh mổ lần 2 đau hơn lần 1” là hoàn toàn không có căn cứ. Vậy nên các mẹ đừng để những lời đồn tiêu cực ảnh hưởng đến hành trình vượt cạn của mình. Để sinh mổ lần 2 trở nên nhẹ nhàng hơn các mẹ hãy giữ tinh thần thoải mái và chuẩn bị tâm lý thật vững vàng.

Phụ nữ có thai cần lưu ý gì trong lần sinh mổ thứ 2

Bạn nên giữ khoảng cách 3 năm trước khi sinh con thứ hai nếu lần đầu bạn sinh mổ. Nếu dưới 3 năm, nguy cơ bạn phải mổ trong lần sinh tiếp theo là cao hơn.

Bạn có thể tập luyện thể chất đơn giản và tham gia những bài tập vùng chậu, vùng lưng. Bạn có thể bắt đầu đi bộ nhưng tránh nâng vật nặng trong 40 ngày đầu của thai kỳ. Bạn có thể bắt đầu tập luyện thường xuyên dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên thể dục từ tháng thứ 4 của thai kỳ.

Sản phụ nên cho con bú từ ngày đầu tiên sau sinh. Việc làm này không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, ngược lại, lại mang lại nguồn dinh dưỡng quý giá đầu tiên đến cơ thể bé.

Tăng cân không phải do sinh mổ mà có thể do stress, ăn uống quá tùy tiện sau phẫu thuật. Tốt nhất là nên uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm lành mạnh và bắt đầu các bài tập thể dục cơ bản.

Chế độ ăn uống sau phẫu thuật: Trong 2 ngày đầu sau phẫu thuật nên ăn thức ăn mềm, tránh chất béo. Từ ngày thứ 3, có thể ăn thực phẩm rắn giàu sắt và chất xơ, vitamin C, bổ sung thêm hoa quả tươi, rau xanh, thịt nạc, sữa chua ít béo và các loại hạt, và uống đủ nước. Môt chế độ ăn lành mạnh và giàu dinh dưỡng có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe và tăng dinh dưỡng cho bé.

Bạn có thể bị stress nhiều sau khi sinh con, tình trạng này chỉ kéo dài trong một vài tuần. Nếu lâu hơn hãy gặp và nhờ tư vấn bác sĩ để có thể vượt qua cảm xúc lo lắng, bất an và vì sự an toàn của bé.

7. Cân bằng giữa việc chăm sóc con và hồi phục sức khỏe. Giữ ấm cơ thể, tránh hắt hơi và ho vì chúng có thể gây áp lực lên vết mổ. Không nên nằm ngửa, chỉ nên nằm nghiêng về một bên với sự giúp đỡ của người thân và giữ tay trên chỗ mổ để không bị thương. Nên ngủ trùng giờ với bé và nhờ người trông giúp.

8. Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ cao hơn khi bị béo phì vì bạn không hoạt động bình thường được trong vòng 24 giờ sau mổ.

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....