Sinh mổ xong có sinh thường được không?

Thứ Ba, 18/08/2020 07:57 AM (GMT+7)

Sau sinh mổ, vết mổ cần rất nhiều thời gian để hoàn toàn bình phục nhưng sự phục hồi này không phải là 100%. Nếu thai phụ đã từng sinh mổ một lần và đây là lần thứ 2 mang thai, điều này có thể đưa tới khả năng sinh thường...

tang-huyet-ap-thia-ky

Sinh mổ xong có sinh thường được không? Và khi nào nên sinh thường sau khi đã sinh mổ?

Sau khi sinh mổ, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà vết mổ có thể phục hồi nhanh hay chậm. Thông thường một vết mổ đẻ sẽ cần khoảng 7-10 ngày để có thể khô và kín miệng vết thương rồi sau 2-3 tuần sẽ bắt đầu hình thành sẹo nhưng sẽ phải mất tối thiểu 3 tháng thậm chí là 6 tháng hay 1 năm thì vết thương mới có thể coi là lành hẳn các lớp cấu trúc bên ngoài.

Tử cung bên trong cần tối thiểu 1,5 năm đến 2 năm mới có thể phục hồi hoàn toàn về cấu trúc và ổn định các chức năng. Chưa nói đến việc sinh thường hay sinh mổ, việc mang thai sớm sau sinh mổ sẽ dễ dàng dẫn đến những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé như bục sẹo mổ cũ, thai bám vào sẹo mổ cũ hay thai bị nhau thai tiền đạo cài răng lược...

Có khoảng trên 80% phụ nữ sẽ lặp lại việc sinh mổ ở các lần sinh sau. Tuy nhiên, sau sinh mổ người mẹ vẫn có thể có khả năng sinh thường nếu như đảm bảo được các yếu tố sau:

Thai không quá to.

Ngôi chẩm, nếu là ngôi khác mà vẫn cho sinh ngã âm đạo thì sẽ gây nhiều khó khăn cho người mẹ và ảnh hưởng rất nhiều đến tử cung đặc biệt là vết mổ cũ.

Khung chậu của mẹ hoàn toàn bình thường, mẹ không mắc các bệnh lý vùng bộ phận sinh dục gây cản trở đường ra của trẻ như u tiền đạo, u xơ tử cung...

Vết mổ cũ đã phục hồi hoàn toàn, không còn hiện tượng căng đau tại vết mổ.

Lần sinh mổ trước cách lần này tối thiểu 18 tháng trở lên.

Tiền sử sinh mổ lấy thai trước đó là 1 lần (nếu sản phụ đã từng sinh mổ từ 2 lần trở lên khuyến cáo các lần sinh sau đều mổ lại để tránh nguy hiểm tính mạng cho mẹ và bé, đồng thời hạn chế được các biến chứng sau sinh mổ).

Vết mổ cũ là vết mổ ngang ở đọan dưới tử cung thì có thể sinh thường. Nhưng nếu là vết mổ dọc thân thì cho chỉ định đẻ mổ do vết mổ dọc có nguy cơ rách và bục cao hơn vết mổ ngang.

Nên sinh ở cơ sở y tế có nhân viên y tế chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và phòng mổ đầy đủ cơ sở vật chất, uy tín để có thể đảm bảo mọi phương tiện xử lý kịp thời các biến chứng xảy ra trong quá trình sinh.

Sinh mổ sau bao lâu thì có thể sinh thường?

Sau sinh mổ, vết mổ cần rất nhiều thời gian để hoàn toàn bình phục nhưng sự phục hồi này không phải là 100%. Nếu thai phụ đã từng sinh mổ một lần và đây là lần thứ 2 mang thai, điều này có thể đưa tới khả năng sinh thường nếu như tất cả các yếu tố từ phía mẹ và thai nhi đều tạo thuận lợi cho quá trình sinh thường. Nhưng ngược lại, nếu đã từng sinh mổ 2 lần trước đó thậm chí là 3 hoặc 4 lần, việc sinh thường ở lần mang thai này sẽ gặp những nguy cơ rủi ro bao gồm:

Sẹo mổ 2 lần vẫn còn mới có nghĩa là khả năng đàn hồi co giãn của tử cung sẽ rất kém, và việc sinh thường sẽ trở nên vô cùng khó khăn.

Nếu nhau thai bám thấp thì rất có thể sẽ bị rau cài răng lược gây chảy rất nhiều máu có thể gây tổn thương các bộ phận trong ổ bụng và nếu nặng thì có thể sẽ phải cắt tử cung.

Sinh mổ nhiều lần sẽ không tốt cho sức khỏe của người mẹ, có thể để lại nhiều biến chứng tại vết mổ và ngoài vết mổ như sưng đau kéo dài, chảy máu, viêm nhiễm trùng vết mổ và các bộ phận khác, mổ nhiều có thể gây viêm dính tử cung và những biến chứng khác do thuốc tê để lại.

Sản phụ nên thăm khám để được nghe tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn nghiệp vụ cao trong Sản khoa để có thể đưa ra phương pháp sinh con tối ưu nhất cho mẹ.

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....