Sơ cứu cho người cao tuổi cần chú ý những điều gì

Thứ Ba, 29/01/2019 12:39 PM (GMT+7)

Đối với những người cao tuổi, do sức khỏe yếu nên rất hay rơi vào tình trạng cấp cứu. Vào những tình huống đó cần phải biết sơ cứu cho người cao tuổi đúng cách và kịp thời tại nhà trước khi chuyển đến bệnh viện là thực sự cần thiết, sẽ qua được cơn nguy hiểm, hỗ trợ điều trị tốt cho sau này.

Empty

Những bệnh cấp cứu hay gặp ở người già

Bệnh về tim mạch: tai biến mạch vành tim, tai biến mạch máu não, huyết áp thấp suy tim cấp, biến chứng của bệnh tăng huyết áp

Bệnh về tiêu hóa: nước uống , ngộ độc thức ăn (nhiễm độc cấp, rượu…), chảy máu trong hoặc nôn ra máu (do loét dạ dày, ung thư), đau bụng cấp (do bệnh dạ dày, gan mật, tắc ruột, viêm tụy cấp), tiêu chảy cấp (nhiễm độc, nhiễm khuẩn, ), dị vật thực quản (do nuốt vật rắn, hóc xương, răng giả).

Bệnh phổi – hô hấp: cơn hen phế quản cấp tính,  viêm phổi cấp, ho ra máu (do giãn phế quản, ung thư phế quản, lao phổi, do bệnh tim, bệnh máu), bị tắc thở do trào tắc (nôn mửa nhiều trào tắc khí quản).

Bệnh tâm thần kinh: cơn động kinh, cơn kích động, hôn mê, liệt (do trung ương hay ngoại vi), rối loạn tiền đình nặng. Ngoài ra thì còn gặp những chấn thương do: chảy máu, sai khớp,  gãy xương, tổn thương não tủy, choáng và các tai nạn khác như: hôn mê do đái tháo đường, ngộ độc khí đốt (bếp gas), ngộ độc thuốc, đuối nước, bỏng (lửa, axít, kiềm).

Những điều cần làm khi sơ cứu

  • Đầu tiên cần phải bình tĩnh, đặt người bệnh nằm yên tĩnh ngay tại chỗ, nới bớt thắt lưng, quần áo, tránh để lạnh quá hay nóng quá. Nếu như người bệnh còn tỉnh, bạn nên động viên họ yên tâm, đừng quá hoảng sợ.
  • Tìm mọi cách gọi nhân viên y tế đến trong thời gian nhanh nhất có thể để xử lý đúng và kịp thời. Nếu bị chấn thương gây chảy máu nhiều, hãy dùng băng ép hoặc đặt garô cầm máu ngay sát trên chỗ tổn thương.
    Empty
  • Nếu bị gãy xương, đặt nạn nhân nằm bất động hoặc buộc nẹp tạm thời ở tay chân… Nếu có điều kiện nên đếm mạch, đo huyết áp và nhiệt độ và dùng đèn pin khám phản xạ đồng tử (nếu giãn to là tiên lượng xấu).
  • Hãy hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực khi nạn nhân ngừng thở và ngừng tim.
  • Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất trong trường hợp nhân viên y tế khó đến kịp, đảm bảo vận chuyển đúng cách.

Những điều không được làm khi sơ cứu

  • Vội vàng xoa bóp tim ngoài lồng ngực hoặc là hô hấp nhân tạo khi chưa có chỉ định. Hoảng hốt và di chuyển bệnh nhân không đúng cách hoặc vội vã cõng, vác người bệnh chạy chỗ này chỗ khác.
  • Tiêm hay cho uống thuốc khi chưa rõ bệnh, chưa có chỉ định của thầy thuốc.
  • Tập trung đông người, quây quanh gây ồn ào, ngột ngạt làm người bệnh thêm hoảng sợ. Để bệnh nhân bị nóng hoặc lạnh quá.

Với những lưu ý được chia sẻ trong bài viết hy vọng giúp bạn đọc biết sơ cứu những người cao tuổi đúng cách nhất. Có được kiến thức này rồi sẽ giúp người bệnh hạn chế được tối đa rơi vào nguy kịch, tránh được những tai biến không đáng có.  

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....