Sơn La phấn đấu từng bước đưa mức sinh về cân bằng, tự nhiên.

Chủ Nhật, 04/12/2022 09:40 PM (GMT+7)

Những năm qua tỉnh đã đưa công tác dân số vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương. Trong đó, chú trọng công tác truyền thông giáo dục để nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi dân số của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, của thanh niên, tuổi vị thành niên.

Triển khai thực hiện Nghị quyết  Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), thời gian qua, UBND  Sơn La đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác dân số, nhằm từng bước nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh, trong đó có Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 31/5/2021 về thực hiện chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030; Kế hoạch số 205/KH-UBND ngày 1/9/2021 về thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn II (2021-2025)...

Sơn La mức sinh thay thế 2

Những năm qua, tỉnh đã chú trọng công tác truyền thông giáo dục để nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi dân số của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, của thanh niên, tuổi vị thành niên. Hình thức tuyên truyền đa dạng: Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền trực tiếp; tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt của các câu lạc bộ “Tiền hôn nhân”, “Không sinh con thứ ba trở lên”, “Không tảo hôn và kết hôn cận huyết thống”; không lựa chọn giới tính thai nhi... Đồng thời, lồng ghép tuyên truyền trong các cuộc họp của tổ, bản, tiểu khu, các tổ chức đoàn thể. Ngoài ra, còn tư vấn trực tiếp của đội ngũ CTV dân số tổ, bản, tiểu khu và 204 cán bộ chuyên trách xã, phường, thị trấn. Nội dung tuyên truyền chủ yếu về Luật Hôn nhân gia đình, Pháp lệnh Dân số, Luật Bình đẳng giới, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác dân số và phát triển; hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh.

Ngành Y tế đã phối hợp với các địa phương duy trì hoạt động tuyên truyền can thiệp giảm thiểu tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tại 204 xã, phường, thị trấn. Triển khai mô hình “Thanh niên nói không với hôn nhân cận huyết thống” tại một số xã trọng điểm trong tỉnh. Đồng thời, duy trì hoạt động tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân, can thiệp giảm tỷ lệ bệnh tan máu bẩm sinh; 13 điểm sàng lọc trước sinh; 12 điểm sàng lọc sơ sinh tại các bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện và trung tâm y tế các huyện... Riêng năm 2022, toàn tỉnh đã tổ chức 862 cuộc tuyên truyền cho 15.340 lượt người về lợi ích sàng lọc trước sinh và sơ sinh; về tác hại của bệnh tan máu bẩm sinh và lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân. Theo đó, đã có 6.138 người được khám thai và siêu âm sàng lọc trước sinh; 1.520 trẻ sinh ra được khám sàng lọc sơ sinh.

Cũng trong năm 2022, ngành Y tế đã tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi” cho đối tượng là cán bộ viên chức, người lao động trong các đơn vị thuộc ngành Y tế tỉnh, với 1.227 bài tham gia. Đồng thời, tổ chức 2 hội thi “Tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân hệ lụy và hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh” tại Trường THPT Thảo Nguyên và Trường THPT Mộc Lỵ, với hơn 2.000 người tham gia. Qua cuộc thi, hội thi đã nâng cao trách nhiệm của những người trong ngành, các cơ sở y tế thực hiện nghiêm pháp luật về việc nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi trong hoạt động chuyên môn. Đồng thời, giúp tuổi vị thành niên hiểu thêm về hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh, từ đó tuyên truyền cho gia đình, người thân xóa bỏ quan niệm lạc hậu về trọng nam khinh nữ, góp phần từng bước đưa mức sinh về cân bằng, tự nhiên.

Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong việc thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng dân số, năm 2022, tỷ lệ tảo hôn giảm 2,5% và tỷ số giới tính khi sinh ước 117 bé trai/100 bé gái, giảm 2,2 điểm % so với cùng kỳ năm 2021. Không có trường hợp kết hôn cận huyết thống. Đa số người dân tự nguyện thực hiện mô hình ít con. Những kết quả trên, góp phần từng bước hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030 về nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là điều kiện quan trọng để cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng dân số, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững của tỉnh 

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...