Sơn La triển khai nhiều biện pháp đẩy lùi nạn tảo hôn

Thứ Sáu, 27/10/2023 02:19 PM (GMT+7)

Theo thống kê của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Sơn La, tỷ lệ tảo hôn toàn tỉnh năm 2021 là 13%; năm 2022 là 9,5%. Tuy nhiên, bước sang năm 2023, tình hình diễn biến lại phức tạp, nhiều địa bàn tảo hôn tăng trở lại.

vna_potal_son_la_ngan_chan_tao_hon_trong_vung_dan_toc_thieu_so_stand

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đó là nhận thức về công tác dân số của nhân dân chưa cao, muốn gia đình có thêm lao động, dẫn đến cho con lập gia đình sớm. Bên cạnh đó, lứa tuổi thiếu niên được tiếp cận nhiều với mạng xã hội nên đã bị ảnh hưởng bởi mặt trái của mạng xã hội, internet.

Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hồng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Sơn La, Chi cục tham mưu cho Sở Y tế và UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương, các đơn vị lồng ghép triển khai thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025.

Chi cục cũng phối hợp với các địa phương duy trì hoạt động tuyên truyền can thiệp giảm thiểu tảo hôn tại 204 xã, phường, thị trấn và các trường phổ thông dân tộc; phối hợp với các địa phương tổ chức nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ, lồng ghép trong các cuộc họp bản, sinh hoạt đoàn thể bản nội dung giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Ngoài hoạt động của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đang khẩn trương vào cuộc để đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Tại huyện Vân Hồ, xã Lóng Luông có trên 1.300 hộ, trong đó đồng bào dân tộc hơn 80%. Nguyên nhân về tỷ lệ tảo hôn tăng cao, do ảnh hưởng của phong tục tập quán và quan niệm lạc hậu, tâm lý phải kết hôn sớm, thậm chí có suy nghĩ lấy vợ sớm để nhà có thêm người lao động.

Ông Nguyễn Ngọc Cường - Trưởng phòng Tư pháp huyện Vân Hồ cho biết, từ năm 2020 đến nay, chúng tôi phối hợp với cách cơ quan, đơn vị tổ chức 10 cuộc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại xã Lóng Luông với trên 700 lượt người tham gia. Về phía xã, chính quyền cũng tổ chức 15 cuộc với trên 1.200 lượt người tham gia.

Trong thời gian tới, Phòng Tư pháp sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị đổi mới công tác tuyên truyền bằng những hình thức phù hợp, như: Tổ chức các phiên tòa giả định, tổ chức xét xử lưu động vi phạm về Luật Hôn nhân và Gia đình, vi phạm xâm hại tình dục trẻ em, để tăng tính giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân về việc chấp hành pháp luật, từ đó từng bước thay đổi nhận thức, hành vi.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...