Sơn Tịnh, Quảng Ngãi duy trì mục tiêu giữ vững mức sinh thay thế

Thứ Ba, 20/12/2022 10:46 AM (GMT+7)

Để từng bước đưa Nghị quyết số 21 vào cuộc sống, ngành y tế huyện Sơn Tịnh đã luôn thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số có hiệu quả nhất, phù hợp từng đối tượng.

Trong những năm qua, công tác dân số trên huyện Sơn Tịnh đã đạt những thành tựu quan trọng: Dân số trung bình là 96.811 người (trong đó nam chiếm 49,12%, nữ chiếm 50,88%), mật độ dân số là 399 người/ km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm vào khoảng là 0,85%o, mức giảm mức giảm sinh hàng năm 0,1‰, tỷ suất sinh thô đạt 11,8 ‰, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 10,8%, tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại đạt trên 70%, tỷ lệ trẻ em sinh ra sống được sàng lọc các bệnh đạt 57% nhờ đó đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Sơn Tịnh.

102955mat_can_bang_gioi_tinh

Theo đó, huyện đã duy trì ổn định mức sinh thay thế (Chỉ số TFR - số con bình quân ở mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,13 con), tỉ suất sinh thô năm 2017 là 12,67%o đến năm 2022 còn khoảng 11,8%o bình quân mỗi năm giảm 0,174%o như vậy là trong 5 năm trên địa bàn huyện hạn chế được gần 870 trường hợp sinh.

Khống chế, giảm thiểu tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh ở mức dao động từ 102 đến 109 bé trai/100 bé gái và mục tiêu là tiếp tục duy trì mức này cho những năm tiếp theo. Hạ thấp tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống còn dưới 15%. Các chương trình tầm soát dị tật, bệnh tật bẩm sinh và nâng cao chất lượng dân số; chăm sóc sức khỏe Người Cao tuổi tiếp tục được đẩy mạnh và đạt được kết quả đáng khích lệ: Tỷ lệ bà mẹ được sàng lọc trước sinh là 43%; tỷ lệ trẻ em sàng lọc sơ sinh là 57%; Tỷ lệ nam nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 36%; Tỷ lệ người cao tuổi được quản lý sức khỏe, khám chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình và cộng đồng đạt 89%.

Chương trình KHHGĐ tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng “Có hai con”, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt; cung cấp đầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai; thông qua chương trình tiếp thị phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ an toàn, hiệu quả, thuận lợi với chất lượng ngày càng tốt hơn.

Bên cạnh đẩy mạnh các hoạt động truyền thông- tư vấn, mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở đã chú trọng mở rộng, ứng dụng các kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản/ KHHGĐ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Nhờ đó, hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình ở các địa phương đã có những bước chuyển biến đáng kể.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, chương trình dân số và phát triển trên địa bàn huyện Sơn Tịnh còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức:

169610_oih

Một là, công tác quản lý việc di cư đến và đi chưa tốt, việc cập nhật xây dựng kho dữ liệu còn nhiều hạn chế; công tác truyền thông cho các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ đang làm công nhân hay lao động tại các khu công nghiệp chưa thường xuyên, khó tiếp cận; công tác chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi tại cộng đồng còn hạn chế; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh có giảm những không đồng đều ở các xã, một số xã có tỷ lệ sinh con thứ ba cao và có chiều hướng tăng; số thanh niên, trẻ vị thành niên tham gia khám và tư vấn về sức khỏe sinh sản vị thành niên đạt tỷ lệ thấp, tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sơ sinh thấp.

Hai là, hệ thống truyền thông trực quan xuống cấp nhưng chưa kịp đầu tư sửa chữa, khắc phục, hình thức tuyên truyền chậm đổi mới, còn lạc hậu chưa áp dụng các phương tiện truyền thông hiện đại, nội dung còn chung chung.

Ba là, bộ máy làm công tác dân số ở cơ sở mới được kiện toàn, củng cố (chuyên trách dân số xã năm 2019, Cộng tác viên dân số năm 2022) phần lớn chưa được đào tạo, tập huấn kiến thức về dân số - phát triển và các kỹ năng truyền thông vận động, truyền thông tư vấn chuyển đổi hành vi về dân số; nhiều việc, thiếu đầu tư cả về vật chất, phương tiện làm việc. Hiện chức danh chuyên trách Dân số xã là do cán bộ y tế Trạm kiêm nhiệm công tác dân số dẫn đến thiếu hiệu quả và 100% xã chưa có chuyên trách dân số được đào tạo về dân số cơ bản. Mặc khác, số lượng CTV dân số đứng cánh địa bàn giảm xuống từ 194 người còn 116 người gây khó khăn trong việc quản lý địa bàn và công tác truyền thông. Ngoài ra, công tác dân số ở cấp xã giao cho Trạm Y tế quản lý và thực hiện với tính chất công việc đặc thù ngành y tế, thực hiện công tác phòng chống dịch nhất là từ năm 2019 đến nay tập trung phòng chống dịch COVID-19 nên dẫn đến các xã bị sao nhãng công việc.

Một số nơi cấp ủy Đảng, chính quyền ít quan tâm, chưa vào cuộc, chưa có đầu tư thích đáng cho công tác dân số trong tình hình mới. Hiện nay kinh phí đầu tư cho công tác dân số do địa phương tự đảm bảo, không có sự hỗ trợ của kinh phí từ Trung ương. Thực tế, Ngân sách do huyện, xã đầu tư cho công tác dân số và phát triển rất ít, còn mang tính thời vụ, phần lớn UBND xã chỉ hỗ trợ một phần kinh phí cho CTV dân số, các khoản kinh phí đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Người cao tuổi chưa được thực hiện theo Thông tư số 96/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NCT tại nơi cư trú.

Nguyên nhân những hạn chế nói trên phần lớn bắt nguồn từ việc chưa nhận thức đầy đủ và quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 21. Thời gian đến để thực hiện tốt các mục tiêu của Nghị quyết số 21 trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, ngoài những nỗ lực của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và ngành y tế huyện, cần phải triển khai đồng bộ trên nhiều lĩnh vực cụ thể như sau:

Tham mưu Huyện ủy, HĐND, UBND huyện ban hành các kế hoạch, chương trình hành động thực hiện các mục tiêu dân số - phát triển phù hợp với đặc điểm cụ thể ở địa phương. Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển. Chính vì vậy, cần tăng cường đầu tư cho công tác dân số, hằng năm ngân sách huyện, xã cần bố trí để bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số.

Ổn định bộ máy làm công tác dân số ở cơ sở, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn các kiến thức về dân số cơ bản cho cả chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số.

Đổi mới công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với công tác dân số trong tình hình mới; từ tập trung vào KHHGĐ sang giải quyết toàn diện các vấn đề dân số cả về quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...