Sốt xuất huyết ở bà bầu giai đoạn thai kỳ nào nguy hiểm nhất?

Thứ Tư, 08/05/2019 05:49 PM (GMT+7)

Phụ nữ mang thai cần cảnh giác với sốt xuất huyết vì nó có thể để lại biến chứng nguy hiểm như tăng men gan, thai chết lưu, đe dọa tính mạng mẹ bầu và thai nhi.

sot-xuat-huyet-o-ba-bau

Sốt xuất huyết khi mang thai khó chẩn đoán hơn người bình thường?

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây ra, nó lây lan thông qua đường muỗi đốt. Đây là căn bệnh được đánh giá có tốc độ lây truyền nhanh nhất thế giới. Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa, nó có thể biến thành đại dịch đe dọa sức khỏe cộng đồng, thậm chí gây tử vong.

Phụ nữ mang thai nếu bị sốt xuất huyết thường có triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị và tiêu chảy. Ngoài các triệu trứng trên, người bệnh còn đau họng, viêm long, xuất tiết, đau mỏi cơ xương khớp gần giống như một số bệnh khác. Vì vậy, người bệnh rất dễ nhầm tưởng mình bị cảm cúm.

Khi xét nghiệm máu, sốt xuất huyết khi mang thai thường khó chẩn đoán hơn người bình thường do tình trạng pha loãng máu lúc mang thai làm che lấp tình trạng cô đặc máu do bệnh sốt xuất huyết.

Mắc sốt xuất huyết ở gia đoạn thai kỳ nào nguy hiểm nhất?

TS.BS. Hà cảnh báo, bà bầu mắc sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu mang thai khá nguy hiểm. Virus sẽ tác động vào cơ quan tạo máu của mẹ và con, gây ra rối loạn đông máu, nhất là việc giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu. Bệnh có thể gây sảy thai, thai dị tật bẩm sinh, thai chết lưu.

Ngoài ra, sốt xuất huyết vào giai đoạn chuyển dạ có thể gây băng huyết sau sinh do bệnh làm giảm tiểu cầu. Nặng hơn nữa là tình trạng rối loạn đông máu dẫn đến nguy cơ tử vong cho bà bầu và thai nhi.

Biến chứng nguy hiểm nào có thể xảy ra với mẹ và bé?

Sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến thai kỳ do 2 triệu chứng chính là sốt và xuất huyết.

Đối với thai nhi: Sốt xuất huyết trong thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu, thai nhẹ cân và có một tỷ lệ rất nhỏ mẹ có thể truyền virus sang thai.

Đối với mẹ bầu: Các mẹ bầu có thể xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu đường tiêu hoá do tình trạng giảm tiểu cầu. Nếu diễn tiến nặng hơn có thể bị tăng men gan, tràn dịch ổ bụng hay màng phổi, màng tim hoặc sốc giảm thể tích máu, dễ dẫn đến nhau bong non, thai chết lưu trong tử cung hay thậm chí mẹ tử vong.

Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết có cần phải bỏ thai?

Thông thường bác sĩ không có chỉ định bỏ thai khi mắc sốt xuất huyết. Do đó, khi mắc bệnh, chị em cần bình tĩnh, không nên lo lắng thái quá bởi sẽ làm ảnh hưởng đến em bé. Điều quan trọng là phải theo dõi khám thai định kỳ để kiểm tra sức khỏe của thai nhi.

Việc các mẹ cần làm là ngay lập tức đến gặp các bác sĩ để khám bệnh, nhận lời khuyên và xem mức độ bệnh tình của mình đang ở giai đoạn nào để có cách điều trị hiệu quả nhất. Tiếp theo, khi mắc sốt xuất huyết các bà bầu không được tự ý mua thuốc, uống thuốc hoặc đi tiêm. Vì như vậy chỉ khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn thôi, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng thai nhi.

Bà bầu cần biết những lưu ý cảnh báo này để phòng tránh và điều trị khi bị sốt xuất huyết

Bà bầu bị sốt xuất huyết nên ăn gì

Việc ăn uống vốn dĩ đã quan trọng và cần thiết, nay lại càng được xem trọng khi bà bầu bị sốt xuất huyết. Khi có dấu hiệu sốt xuất huyết thì bà bầu có thể lưu ý một số thực phẩm sau để có thể nhanh chóng hồi phục.

Nước cam: Đây là loại thực phẩm có nhiều năng vitamin rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng năng lượng và phục hồi sức đề kháng cho cơ thể.

Cháo/soup: Khi bị sốt xuất huyết hay ốm nói chung, người bệnh dễ chán nản, mệt mỏi, không muốn ăn uống. Cháo hay soup là món dễ tiêu hóa, nhiều dinh dưỡng, giúp người bệnh bổ sung dưỡng chất cần thiết.

Nước: Đây là một điều cơ bản nhưng không phải ai cũng ghi nhớ. Khi bị sốt, cơ thể dễ mất nước, vậy nên việc bổ sung nước là cần thiết để bà bầu nhanh chóng lấy lại tinh thần và sức khỏe. Nước sạch, hay các loại nước trái cây chính là một gợi ý tuyệt vời để cơ thể bà bầu bù nước hiệu quả.

Đề phòng sốt xuất huyết như thế nào?

Vì sốt xuất huyết được lây lan qua vết muỗi đốt, vậy nên để đề phòng bệnh này thì phải ngăn chặn sự sinh sôi của muỗi và tránh tiếp xúc với muỗi. Các công việc cụ thể mà mọi người nên làm là:

Sử dụng thuốc đuổi muỗi ở các khu vực cần thiết.Muỗi tạo ra bệnh sốt xuất huyết Aedes hoạt động tích cực vào sáng sớm và chiều muộn. Vậy nên bạn hãy có phương án đi lại tốt nhất.Nên mặc quần áo dài tay và giăng màn mùng khi ngủ.Muỗi không thích không khí lạnh vậy nên có thể bật điều hòa trong phòng.

Duyen

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...