Sự cô đơn tuổi già: Thấu hiểu nỗi buồn và cách vượt qua

Thứ Sáu, 04/08/2023 09:05 PM (GMT+7)

Người cao tuổi rất dễ rơi vào trạng thái cô đơn và cảm thấy bị cô lập với xã hội. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của họ. Tuy nhiên, vẫn có cách để giúp những người già cô đơn vượt qua sự tự ti, mặc cảm.

Những nguyên nhân phổ biến khiến người già cô đơn 

Lão hóa mang lại nhiều thay đổi có thể khiến cuộc sống của những người cao tuổi trở nên cô đơn hơn bao giờ hết. Một trong những vấn đề lớn nhất với người cao niên là các vòng tròn kết nối xã hội của họ dần bị thu hẹp khi năm tháng trôi qua. Nghiên cứu 2019 đã chỉ ra rằng có rất nhiều người già neo đơn cảm thấy bị cách ly với xã hội. Xuất phát từ việc lâu ngày không giao tiếp với bạn bè, hàng xóm hoặc các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, dựa theo một nghiên cứu khác năm 2014, đa số họ cảm thấy bị cô lập do nhiều nguyên nhân như: họ trở nên yếu đi, đi đứng khó khăn, không còn có “tiếng nói” trong gia đình, nghỉ hưu, mất đi người thân/ bạn bè, phụ thuộc vào con cái, người thân/ bạn bè chuyển đi nơi khác sinh sống…Dù nguyên nhân là gì đi chăng nữa, vấn đề người già cô đơn, dễ bị tổn thương về mặt tâm lý. Việc này có thể dẫn đến trầm cảm ở người già, khiến họ suy giảm nghiêm trọng về sức khỏe tinh thần cũng như thể chất.  

Hậu quả khi người già cô đơn, thiếu sự quan tâm từ xã hội

Cô đơn ở người già là cảm giác ở một mình, thiếu sự kết nối với xã hội, cho dù họ có được tương tác với xã hội hay không. Dựa theo nghiên cứu từ Viện Quốc gia về Lão hóa (NIA), cảm giác bị cô lập xã hội có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm ở người già. Ngoài ra, điều này có mức độ rủi ro ngang bằng với hút thuốc, béo phì và lười vận động ở người cao niên. Thậm chí, theo một nghiên cứu được công bố năm 2007, cô đơn ở những người cao tuổi có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ – Alzheimer lên đến 50%. Ngoài ra, người già cô đơn còn dễ bị trầm cảm, có cảm giác muốn tự tử và thường tăng gấp 4 lần nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân bị suy tim. 

Cô đơn còn được cho là “thủ phạm vô hình” khiến người cao tuổi gặp tình trạng căng thẳng mãn tính. Theo nghiên cứu năm 2015, cô đơn ở người già còn làm tăng mức độ hormone căng thẳng và làm suy giảm phản ứng miễn dịch. Các nhà khoa học sẽ lấy mẫu máu từ những người tham gia nghiên cứu để theo dõi hoạt động của các gene liên quan đến khả năng miễn dịch và nồng độ của hormone norepinephrine. Cole, một nhà nghiên cứu bộ gen tại Đại học California, Los Angeles nhận thấy rằng: Khi một người cao tuổi cảm thấy cô đơn, họ thường có nồng độ norepinephrine di chuyển trong máu cao hơn đáng kể. Điều đó có thể giải thích tất cả những thay đổi miễn dịch khác xảy ra khi người già trở nên ít giao tiếp với xã hội hơn.

Cách giúp người già lạc quan, sống một cuộc đời ý nghĩa

20160301161443-nguoi-gia-1419503201618

1. Mời bạn bè đến nhà

Nếu cảm thấy thất vọng và cô đơn khi đến tuổi “xế chiều”, bạn có thể lên kế hoạch tổ chức và gặp gỡ những người bạn cũ lâu năm. Hoặc đơn giản là mời hàng xóm đến nhà dùng cơm, thưởng trà, trò chuyện. Đây sẽ là thời điểm lý tưởng đế giúp tất cả mọi người ôn lại kỷ niệm năm xưa. Tuổi già cô đơn sẽ không còn là vấn đề khi mọi người hỏi han tình hình sức khỏe lẫn nhau. 

Bí quyết vượt qua nỗi cô đơn của người giàKết nối và chia sẻ những tâm tư với người bạn đồng trang lứa sẽ giúp bạn trở nên đồng cảm và thấu hiểu hơn cuộc sống của mỗi người. Dần dần, bạn nhận thức được rằng vẫn còn rất nhiều những người đồng cảnh ngộ như mình cũng có khao khát và mong muốn được san sẻ tâm tư và lắng nghe.

2. Học cách sử dụng cập nhật các thiết bị công nghệ

Để cải thiện tình trạng người già cô đơn, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức căn bản để sử dụng thiết bị điện tử.

Nếu bạn bè và gia đình của bạn sống ở xa, cách tốt nhất để giữ liên lạc là cần phải thông qua sử dụng điện thoại di động hoặc máy vi tính. Nếu bạn không biết cách sử dụng, bạn có thể nhờ con cháu trong gia đình cài đặt tài khoản trên mạng xã hội để để tiện liên lạc với nhau.  Bên cạnh các lợi ích trên, bạn sẽ không còn cảm thấy cô độc hay chán nản nếu biết cách lướt web để xem các video hài hước hay nghe những bản nhạc ưa thích… giúp bạn cảm thấy thư giãn và hoài niệm khi nhớ về một thời tuổi trẻ đã qua. 

3. Tham gia vào các hoạt động địa phương cho người cao tuổi

Tùy thuộc vào khu vực địa phương mà bạn đang sinh sống, sẽ có nhiều hoạt động dành cho người cao tuổi. Bạn có thể tham gia: câu lạc bộ ca hát, trồng cây, nuôi cá cảnh, vẽ tranh, đọc sách, tham gia các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo,… Thông qua các hoạt động này, rất có khả năng sẽ giúp bạn mở rộng được nhiều mối quan hệ khác bằng cách kết giao, chia sẻ những kinh nghiệm và sở thích với những người cùng tuổi. 

Điều quan trọng là bạn sẽ không cảm thấy mình là một người già cô đơn vì bạn đã thuộc về một hội nhóm hay cộng đồng xã hội nào đó. Ngoài ra, xung quanh bạn có rất nhiều người trạc tuổi có chung những đam mê, sở trường hệt như bạn. Chắc hẳn cả đôi bên sẽ có nhiều điểm tương đồng để trò chuyện đấy!

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....