Sử dụng đúng cách thuốc tránh thai khẩn cấp

Thứ Bảy, 19/11/2022 08:49 AM (GMT+7)

Thuốc tránh thai khẩn cấp được xem là giải pháp “cứu cánh” hiệu quả trong trường hợp nữ giới có quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp như thế nào để có hiệu quả tốt nhất và giảm thiểu các tác dụng phụ thì không phải bạn nữ nào cũng hiểu rõ.

1.Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp là loại thuốc được dùng cho nữ giới sau khi thực hiện quan hệ tình dục không an toàn. Trong thuốc có chứa hàm lượng cao hormone sinh dục nữ progesteron. Nguyên tắc ngừa thai của thuốc khẩn cấp tương tự như thuốc tránh thai hàng ngày. Tuy nhiên, hàm lượng progestin chính là điểm khác biệt giữa hai loại thuốc. Cũng nhờ vậy, thuốc tránh thai có tác dụng nhanh chóng hơn so với thông thường. Khi sử dụng thuốc, hormone sinh dục nữ progesteron làm ức chế quá trình rụng trứng, cản trở sự di chuyển và thụ thai của tinh trùng trong lòng tử cung. Trường hợp trứng đã thụ tinh, thuốc có khả năng ức chế sự làm đầy của nội mạc tử cung và ngăn cản sự làm tổ của trứng.

2. Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp hiện có:

  - Thuốc tránh thai khẩn cấp loại 1 viên: đây là thuốc có thành phần Levonorgestrel  hàm lượng 1,5mg được khuyến cáo nên sử dụng càng sớm càng tốt và tối đa trước 72 giờ sau khi quan hệ không có biện pháp bảo vệ. Nếu uống trong vòng 24 giờ đầu tiên thì hiệu quả tránh thai là 95%, từ 25-48 giờ tiếp theo hiệu quả tránh thai giảm còn 85 % và từ 49-72 giờ hiệu quả tránh thai chỉ còn 58%.

   - Thuốc tránh thai khẩn cấp loại 2 viên thì mỗi viên chứa 0,75mg Levonorgestrel. Viên thứ nhất uống càng sớm càng tốt, không chậm hơn 72 giờ và viên thứ hai uống sau viên thứ nhất 12 giờ (không để chậm hơn 16 giờ). Nhất thiết phải uống đủ 2 viên mới có tác dụng phòng tránh mang thai.

Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại thuốc tránh thai khẩn cấp. Vì các loại thuốc tránh thai là khác nhau, do đó cách uống thuốc tránh thai khẩn cấp cũng sẽ là không giống nhau, nhưng đều được khuyến cáo uống càng sớm càng tốt sau khi đã quan hệ tình dục.

20200217_072109_237517_thuoc-tranh-thai-kh.max-1800x1800

3. Những tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp

- Hệ tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng sau khi dùng thuốc tránh thai. Các triệu chứng cụ thể như buồn nôn, ói mửa, đau bụng, đầy hơi,… Nếu bạn bị nôn ngay sau khi uống thuốc cần bổ sung một liều khác thay thế. Trường hợp nôn sau 2h thì không cần uống bổ sung.

- Gặp phải các biểu hiện liên quan đến hệ thần kinh như mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, loạn thị,…Có khoảng 50% nữ giới xuất hiện tình trạng ra máu âm đạo sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Tuy nhiên, nếu âm đạo chảy máu quá nhiều sau khi uống thuốc, bạn nên thăm khám sức khỏe bởi đây có thể là biểu hiện của sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.

- Thuốc có sử dụng hormone sinh dục nhằm ức chế sự thụ tinh và làm tổ của trứng, do vậy, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Lượng khí hư cũng có thể thay đổi. Nếu bị chậm kinh tới 1 tuần, bạn nên sử dụng que thử để kiểm tra mình có mang thai hay không.

4. Những trường hợp nào không nên dùng và thận trọng khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Những trường hợp không nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp:

      - Người đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai.

      - Xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo bất thường không rõ nguyên nhân.

      - Người có tiền sử viêm tắc tĩnh mạch hoặc bệnh huyết khối.

Những trường hợp nên thận trọng khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp:

       - Người đang mắc bệnh tiểu đường.

       - Người có tiền sử rối loạn tuần hoàn máu não.

       - Người bị bệnh động kinh, bệnh tim.

Thực tế là xác suất tránh thai của các thuốc không phải là 100%, tức là vẫn sẽ có một xác suất không thành công dù nhỏ, đặc biệt là khi bạn dùng quá trễ. Nếu bạn uống thuốc vào thời điểm không thích hợp, tức sau khi đã có thai, hoặc quá thời gian quy định của thuốc thì khả năng mang thai vẫn xảy ra. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp quá thường xuyên cũng làm ảnh hưởng tới hiệu quả tránh thai. Theo khuyến cáo, bạn không được sử dụng thuốc quá 2 lần/tháng. Có nghĩa là không được quá 2 viên (đối với loại 1 viên/liều) hoặc 4 viên (đối với loại 2 viên/liều) trong vòng 1 tháng. Các chị em không nên quá lạm dụng thuốc mà nên dùng các biện pháp an toàn. Vì vậy, chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết. Bạn không được dùng thuốc như là một biện pháp thường xuyên. Nếu lạm dụng, thuốc không những không có tác dụng ngừa thai mà còn dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe của mình.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....