Suy dinh dưỡng bào thai ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ

Chủ Nhật, 11/12/2022 08:00 AM (GMT+7)

Hậu quả của suy dinh dưỡng bào thai có thể khiến cho thai nhi chậm phát triển, chết lưu trong bụng mẹ, dễ nhiễm khuẩn, hạ thân nhiệt, thấp còi sau sinh. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chuyên gia cho biết, suy dinh dưỡng bào thai là sự phát triển chậm hoặc kém của thai nhi khi còn trong bụng mẹ, cân nặng nhỏ hơn cân nặng trung bình tuổi thai. Khi sinh ra trẻ đủ tháng nhưng nặng dưới 2,5 kg khả năng cao là suy dinh dưỡng bào thai.

Trong thai kỳ, suy dinh dưỡng bào thai có thể khiến thai nhi tử vong đột ngột do không lấy được oxy và chất dinh dưỡng. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, suy dinh dưỡng bào thai làm cho não bộ chậm phát triển, khiến trẻ kém thông minh sau này. Thai có thể chết do ngạt hay sang chấn trong lúc chuyển dạ, như gãy xương, liệt thần kinh, xuất huyết não...

Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai thường thấp còi, chậm phát triển về chiều cao, cân nặng, có thể ảnh hưởng đến gan, thận, não chậm phát triển. Trẻ không nhanh nhẹn thông minh như bạn đồng trang lứa. Bé dễ gặp bất thường về tiêu hóa, thường gặp là tình trạng bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết hay gây vàng da trong giai đoạn sơ sinh, cân nặng, chiều cao phát triển chậm hơn trẻ bình thường.

an-gi-de-chat-vao-con-

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng có mối quan hệ giữa suy dinh dưỡng bào thai với các bệnh mạn tính: tim mạch, bệnh chuyển hóa, rối loạn dậy thì...

Để chẩn đoán suy dinh dưỡng bào thai, bác sĩ sẽ dựa vào thông số như chiều cao tử cung, vòng bụng mẹ kết hợp với siêu âm đánh giá các chỉ số sinh trắc học có tương xứng với tuổi thai nhi hay không. Mức độ tăng cân của người mẹ cũng có thể phản ánh một phần tình trạng phát triển của thai nhi. Nếu bé phát triển bình thường, thì thai phụ có thể tăng khoảng 10-12 kg so với trước khi mang thai. Nếu cân nặng thai phụ ở mức thấp hơn có thể là yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.

Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng bào thai là do phía mẹ (cung cấp dinh dưỡng không đủ, mẹ mang thai lớn tuổi, mẹ bị cúm, sốt phát ban, bệnh nhiễm khuẩn cấp..., điều kiện lao động của mẹ quá vất vả) và do thiểu năng nhau thai, người mẹ lớn tuổi.

Trong suốt thai kỳ, nếu thai phụ ăn uống không đầy đủ, làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý hoặc bị đau ốm bệnh tật... có thể là nguy cơ của tình trạng suy dinh dưỡng bào thai. Điều này dẫn đến việc trẻ sinh ra nhẹ cân, chiều dài cơ thể kém hơn bình thường, gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ.

Chuyên gia khuyên, thai phụ nên có chế độ ăn uống ngủ nghỉ và lao động hợp lý, cần ăn đủ chất, đa dạng thực phẩm, ăn thức ăn có giàu đạm, cần dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn hợp lý, tinh thần lạc quan...

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....