Suy giảm nội tiết tố nữ: những điều có thể bạn chưa biết

Chủ Nhật, 09/10/2022 11:09 AM (GMT+7)

Việc bị suy giảm nội tiết tố nữ là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ hormone estrogen để duy trì sự khỏe mạnh và cân bằng. Nồng độ estrogen trong cơ thể quá thấp có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến sức khỏe phụ nữ

Estrogen là một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Khi việc sản sinh estrogen không đủ, dẫn đến thiếu hụt, sẽ gây ra những mất cân bằng nghiêm trọng trong cơ thể.

1. Vai trò của hormone estrogen đối với cơ thể

Hormone estrogen còn được gọi là nội tiết tố nữ vì cơ thể sản xuất nồng độ hormone này ở phụ nữ cao hơn so với nam giới. Hormone estrogen giữ vai trò:

- Quyết định và chịu trách nhiệm về sự phát triển của các đặc tính sinh dục nữ khi đến tuổi dậy thì, bao gồm phát triển ngực, mọc lông mu, hành kinh…

- Kiểm soát sự phát triển của niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt và khi bắt đầu mang thai. Estrogen phối hợp với progesteron tạo thành kinh nguyệt và điều hòa kinh nguyệt.

- Tăng sinh các ống dẫn sữa và và phát triển mô mỡ để giúp ngực phát triển to hơn khi dậy thì hoặc mang thai.

- Duy trì ham muốn và khả năng tình dục ở phụ nữ.

- Tham gia vào quá trình chuyển hóa cholesterol bằng cách nâng mức cholesterol tốt trong máu để giúp bạn chống lại các bệnh về tim mạch.

- Lưu giữ canxi trong xương và ngăn ngừa mất canxi. Qua đó góp phần ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.

- Estrogen còn giúp điều tiết dung nạp thức ăn, trọng lượng cơ thể, chuyển hóa glucose và độ nhạy insulin.

2. Nguyên nhân gây suy giảm nội tiết tố nữ  

Trước khi tìm hiểu về dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ estrogen, việc xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng cần được quan tâm. Estrogen được sản xuất chủ yếu trong buồng trứng. Do đó, bất cứ vấn đề nào xảy ra đối với buồng trứng cũng ảnh hưởng đến nồng độ estrogen. Sau tuổi 35, buồng trứng bắt đầu giảm tiết estrogen. Lượng estrogen của cơ thể ngày càng hao hụt khi tuổi càng cao. Các lý do dưới đây là câu trả lời cho vì sao thiếu hụt estrogen.

- Mắc các bệnh lý về buồng trứng phải điều trị hoặc phẫu thuật.

- Phụ nữ mang thai và cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh.

- Do tuổi tác.

- Rối loạn tuyến yên, tuyến giáp cũng khiến bạn bị thiếu hụt nội tiết tố nữ.

-Sự mất cân bằng nội tiết tố nữ estrogen sẽ làm người phụ nữ thay đổi nhiều về tâm sinh lý: nám da, dáng vẻ bên ngoài thay đổi xấu hơn, hay cáu gắt, khó chịu, giảm ham muốn với chồng…

suy-giảm-noi-tiet-to-nu-02

3. Các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ

- Giảm tổ chức mỡ dưới da, da trở nên khô, xuất hiện các nếp nhăn và chảy xệ.

- Giảm khả năng tiết dịch nhờn âm đạo, âm đạo khô, dễ viêm nhiễm, có cảm giác đau và khô rát khi quan hệ, khó đạt khoái cảm…

- Rối loạn kinh nguyệt xuất hiện: kinh mau, kinh thưa, thiểu kinh, vòng kinh ngắn dần, lượng kinh ít dần rồi ngừng hẳn.

- Tim đập nhanh, lo lắng hồi hộp, hay quên, giảm độ tập trung, tính tình dễ cáu gắt, giận dỗi. Dấu hiệu rối loạn tiền đình như chóng mặt, nhức đầu do rối loạn thăng bằng, có cảm giác như say tàu xe...Xuất hiện cơn bốc hỏa.

- Có cảm giác mệt mỏi, lo âu, stress…Đau nhức xương khớp,

- Loãng xương, bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

- Ngoài ra sự thiếu hụt estrogen còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tăng nguy cơ huyết khối, gia tăng viêm nhiễm đường tiết niệu, dễ són tiểu…

- Tâm trạng thất thường, cáu kỉnh, lo âu, khó tập trung.

Ngoài ra, có thể bạn chưa biết rằng estrogen sẽ kết hợp với canxi, vitamin D và các khoáng chất để giữ cho xương chắc khỏe. Do đó, nếu bạn nhận thấy xương yếu, giòn dẫn đến dễ gãy xương thì đây cũng là một trong những dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ. Thêm vào đó, một số trường hợp thiếu hụt estrogen nghiêm trọng có thể góp phần gây vô sinh nên cần lưu ý. 

4. Giải pháp cải thiện tình trạng suy giảm nội tiết tố nữ

Việc được chẩn đoán và điều trị sớm tình trạng suy giảm nội tiết tố nữ có thể giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe ở phụ nữ. Vì vậy, nếu phát hiện các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ estrogen kể trên, bạn nên đi khám để được điều trị đúng phương pháp. Tùy thuộc vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng liệu pháp estrogen hoặc liệu pháp thay thế hormone. Song song đó, bạn cũng có thể kết hợp điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống để cải thiện nồng độ estrogen thấp. Các giải pháp bao gồm:

- Duy trì cân nặng phù hợp: Thiếu cân là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến suy giảm hormone. Do đó, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất để đảm bảo nhận đủ lượng calo và nguồn dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày. 

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn các thực phẩm ít béo, nhiều chất xơ và giàu vitamin C như: cá hồi, cà chua, cam quýt, chuối, măng tây…Ngoài ra, chị em cũng nên bổ sung các loại hải sản như sò, trai, hến, hàu. Thực phẩm giàu vitamin nhóm B:. gan, thịt bò, cá ngừ, yến mạch, thịt gà tây, chuối, khoai tây, bơ. Các loại thực phẩm có chứa các chất tương tự estrogen của cơ thể phụ nữ như các sản phẩm từ đậu nành, hạt hướng dương, hạt điều, hạt lạc (đậu phộng), sắn dây.

thuc-pham-chua-nhieu-estrogen-nhat

- Không nên tập thể dục quá sức: Thói quen vận động hoặc tập thể dục thể thao quá khắc nghiệt với cường độ mạnh có thể gây giảm lượng estrogen. Nếu đây là nguyên nhân chính khiến bạn suy giảm nội tiết tố nữ thì việc điều tiết lại cường độ tập luyện sẽ có ích cho quá trình điều trị.

- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ, ngủ ít là một trong những nguyên nhân gây mệt mỏi, mất tập trung và thậm chí và là suy giảm nội tiết tố nữ. Do đó, bạn cần lưu ý về việc ngủ đủ giấc từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm và duy trì thói quen vệ sinh giấc ngủ tốt. Điều này sẽ giúp cơ thể được nạp đủ năng lượng đáp ứng quá trình sản xuất hormone.

- Cố gắng kiểm soát căng thẳng: Ngoài việc ăn uống, tập luyện điều độ và cải thiện giấc ngủ, chị em cũng nên cố gắng kiểm soát căng thẳng nếu có dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ. Việc kết hợp các kỹ thuật giảm căng thẳng (yoga, thiền…) vào thói quen hàng ngày của bạn sẽ đem lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể lẫn nội tiết tố của bạn.

Với rất nhiều những gợi ý thực hiện thật đơn giản, hãy kiên trì để giảm thiểu chứng suy giảm nội thiết tố của cơ thể mình theo thời gian bạn nhé!

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....