Suy giảm thính lực ở người cao tuổi: Những điều cần biết

Thứ Hai, 06/05/2019 11:55 AM (GMT+7)

Suy giảm thính lực là biểu hiện thường gặp ở người cao tuổi được y học gọi với tên lão thính. Suy giảm thính lực được biết đến là sự suy giảm hoặc mất khả năng nghe.

suy-giam-thinh-luc

Suy giảm thính lực là gì?

Suy giảm thính lực là biểu hiện thường gặp ở người cao tuổi được y học gọi với tên lão thính. Suy giảm thính lực được biết đến là sự suy giảm hoặc mất khả năng nghe. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 1/3 người trong độ tuổi từ 65 - 74 bị suy giảm thính lực và gần một nửa trong số những người lớn tuổi hơn 75 bị điếc nghiêm trọng.

Những người lớn tuổi không thể nghe tốt có thể bị trầm cảm hoặc rút lui khỏi các cuộc trò chuyện để tránh cảm thấy thất vọng, xấu hổ vì không hiểu những gì người khác đang nói. Suy giảm thính lực bị bỏ qua hoặc không được điều trị đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ hơn.

Suy giảm thính lực ở người cao tuổi nhiều khi chưa được quan tâm và đánh giá đúng mức, bởi nhiều người cho rằng, đó là dấu hiệu bình thường ở tuổi già. Chính vì điều này mà rất nhiều người chưa ý thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc kiểm soát cũng như điều trị bệnh.

Vì sao có nhiều người cao tuổi bị suy giảm thính lực?

Khi tuổi trên 50, da ống tai ngoài dần bị teo, mất nước. Ngoài ra, ống tai ngoài còn bị ứ đọng ráy tai tạo thành nút ráy. Trong khi đó màng nhĩ dày đục, mất bóng, xuất hiện các mảng xơ nhĩ. Chuỗi xương con nằm trong tai giữa thì bị xốp và có hiện tượng can-xi hoá các khớp xương làm cho việc dẫn truyền âm thanh bị giảm. Quá trình lão hoá còn làm tổn thương các tế bào nghe tại tai trong ngày càng nặng lên theo tuổi. Thêm vào đó, dây thần kinh thính giác và các mạch máu nuôi dưỡng cũng bị thoái hoá kết hợp với sự đặc dần của các ống xương mà nó đi qua làm cho chúng bị kẹp lại. Hậu quả là quá trình suy giảm thính lực ngày một nhanh chóng. Sự suy giảm thính lực do quá trình lão hóa ở người cao tuổi còn gọi là lão thính.

Làm sao phát hiện sớm suy giảm thính lực?

Hiện tượng giảm thính lực thường xảy ra rất chậm, không đi kèm theo triệu chứng như các bệnh khác. Nếu tai gặp phải những vấn đề sau đây, người cao tuổi nên đi kiểm tra thính giác:

- Có thể nghe ở những nơi yên tĩnh hoặc chỉ có hai người, khó nghe ở nơi đông người.

- Hoàn toàn không nghe được gì hoặc chỉ nghe loáng thoáng từng câu, từng chữ đứt quãng trong trường hợp ở những nơi như sân khấu, nhà hát, chỗ họp đông người.

- Khó khăn khi nghe âm thanh phát ra từ ti vi hoặc điện thoại trong khi đối với những người khác lại là quá to.

- Khó khăn để hiểu những đối thoại của gia đình và bạn bè mỗi khi họp mặt.

- Thường xuyên yêu cầu người khác lặp đi lặp lại câu nói họ vừa nói.

- Luôn phải ghé đầu về phía người nói để lắng nghe.

- Không thể nghe rõ ràng phát âm hoặc những lời nói cuối câu của người đối diện.

Suy giảm thính lực ảnh hưởng tới sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Có rất nhiều vấn đề sức khỏe khác liên quan tới suy giảm thính lực ở người cao tuổi bao gồm:

- Luôn cảm thấy cô đơn: Những người cao tuổi bị suy giảm thính lực, không thể nghe tốt sẽ trở nên chán nản hoặc có xu hướng rút lui khỏi các cuộc giao tiếp xã hội để không cảm thấy xấu hổ vì chẳng thể hiểu những gì người khác nói. Lâu dần, họ sẽ có cảm giác cô đơn và tránh xa những người xung quanh.

Suy giảm thính lực ở người cao tuổi có chữa được không? - Ảnh 2.Suy giảm thính lực khiến người già luôn thấy cô đơn.

- Giảm an toàn: Suy giảm thính lực có thể làm giảm sức khỏe thể chất của người cao tuổi. Các nghiên cứu cho thấy, những người cao tuổi bị suy giảm thính lực không được điều trị sớm có nguy cơ bị té ngã cao hơn gấp 3 lần so với người khỏe mạnh khác.

- Luôn phiền muộn: Không thể nghe thấy câu chuyện của người khác khiến người già luôn có cảm giác phiền muộn, lo lắng và không mấy khi được vui vẻ.

- Sức khỏe kém: Mất thính lực, suy giảm thính lực dẫn đến sự cách ly với xã hội cũng có thể gây bất lợi cho sức khỏe. Những người bị cô lập xã hội ít có cơ hội tập thể dục, cộng với chế độ ăn uống không lành mạnh. Điều này dẫn đến tình trạng sức khỏe thể chất kém, có nguy cơ gặp phải các bệnh lý khác như tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim.

- Sa sút trí tuệ: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, mức độ suy giảm trí nhớ tăng cao từ nhóm người nghe thấy ở tần suất âm thanh trên 25 decibels và càng suy giảm thính lực thì tỷ lệ suy giảm trí nhớ càng cao.

Suy giảm thính lực ở người già có chữa được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể, vì thực tế nhiều người đã có thể nghe trở lại bình thường. Tuy nhiên với người cao tuổi, các cơ quan thính giác lão hóa dần, nên trong điều trị cần sự kiên trì, bền bỉ thì mới đạt kết quả như mong muốn. Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia mà người bệnh có thể tham khảo:

1. Giảm thiểu tiếng ồn

Tiếng ồn rất có hại cho thính lực và là một trong những nguyên nhân khiến người già sớm bị suy giảm thính lực hơn. Vì thế, muốn suy giảm thính lực đến muộn, người già nên sống ở những nơi yên tĩnh, tránh xa âm thanh có cường độ lớn, kích thích mạnh, như tiếng sấm sét, tiếng máy bay,...

2. Không ăn các thực phẩm giàu chất béo

Theo thống kê, có khoảng 2/3 số người bị điếc do tuổi già thường kèm theo bệnh xơ vữa động mạch. Điều này cho thấy, suy giảm thính lực ở tuổi già có mối quan hệ nhất định với bệnh mỡ trong máu, bởi bệnh tăng mỡ máu sẽ làm thành động mạch bị xơ vữa, khiến lượng máu và oxy cung cấp cho tai giảm, làm thính lực kém đi.

Suy giảm thính lực ở người cao tuổi có chữa được không? - Ảnh 3.Người cao tuổi nên hạn chế thực phẩm giàu chất béo.

3. Không ngoáy tai

Tuần hoàn máu của người cao tuổi bị suy giảm, chất nhờn trong tai tiết ra ít hơn nên dễ bị khô, gây ngứa, do đó, họ thường có thói quen ngoáy tai. Khi ngoáy tai, bàn tay của người già không được linh hoạt, dễ làm tổn thương và rách màng nhĩ, gây viêm nhiễm, tổn thương tới thính giác.

4. Không được để nước vào tai

Khi tắm rửa, người già nên thận trọng, hạn chế để nước vào tai, vì như thế rất dễ bị viêm nhiễm tai giữa, làm tình trạng suy giảm thính lực ngày càng nghiêm trọng hơn.

5. Sử dụng thảo dược

Theo các chuyên gia, một số sản phẩm thảo dược chứa thành phần gồm: cây cối xay, vảy ốc, đan sâm, thục địa,… có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường thính lực, cải thiện sức nghe mà người cao tuổi nên kết hợp sử dụng.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...