Tác dụng của kiwi đối với sức khỏe mẹ bầu

Thứ Hai, 20/03/2023 02:33 PM (GMT+7)

Kiwi là một trong những loại trái cây mà phụ nữ đang mang thai được khuyên nên sử dụng trong giai đoạn thai kỳ. Vậy mẹ bầu ăn kiwi có những lợi ích cụ thể nào?

Một trong những loại trái cây giàu dưỡng chất cho các bà bầu trong thai kỳ chính là kiwi. Kiwi có hương vị thơm ngon, không chứa cholesterol, hàm lượng đường và chất béo thấp. Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng vitamin C trong kiwi gấp đôi quả chanh. Loại quả này còn chứa lượng lớn chất xơ, vitamin E, carbohydrate, năng lượng… Mẹ bầu thường xuyên ăn quả kiwi trong suốt thai kỳ sẽ nhận được nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

kiwi-voi-ba-bau

Bà bầu ăn kiwi giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Các vấn đề về hệ tiêu hóa là những vấn đề thường thấy ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Kiwi là loại quả chứa rất nhiều chất xơ và vitamin. Kiwi còn chứa Actinidin, một loại enzyme giúp phá vỡ cấu trúc của Protein và hỗ trợ việc tiêu hóa trở lên tốt hơn.

Kiwi tốt cho tim mạch của mẹ bầu

Bổ sung 2 hoặc 3 quả kiwi trong khẩu phần ăn mỗi ngày giúp ổn định huyết áp và giảm hàm lượng chất béo đặc biệt là Cholesterol. Ngoài ra, hàm lượng Kali có trong quả kiwi còn giúp giảm huyết áp hiệu quả và ngăn ngừa đột quỵ, xơ vữa động mạch.

Kiwi giúp cải thiện tình trạng tiểu đường thai kỳ 

Kiwi là loại quả phù hợp cho những mẹ bầu bị tiểu đường bởi nó chứa hàm lượng calo rất thấp và ít đường. Loại trái cây này không làm tăng lượng đường trong máu, hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu đường thai kỳ cũng như giúp làm giảm đi các triệu chứng khát và khó chịu.

Đồng thời, việc sử dụng loại trái cây ít calo như kiwi cũng không làm các mẹ bầu lo lắng về nguy cơ bị tăng cân. Nhờ vậy, mẹ bầu ăn kiwi vừa thỏa mãn được cơn đói vừa được bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Ăn kiwi giúp mẹ bầu ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Kiwi rất giàu Folate – hoạt chất có tác dụng kích thích sự hình thành và phân chia tế bào, đặc biệt là trong khi mang thai. Folate giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh như khuyết tật ống thần kinh, hở xương sống, hở hộp sọ, giúp ngăn ngừa sẩy thai. Đặc biệt, Folate còn là dưỡng chất giúp tăng khả năng thụ thai ở nữ giới. Một phụ nữ mang thai cần 600mg folate/ ngày.

Bà bầu ăn kiwi đảm bảo phát triển thị giác trẻ nhỏ

Kiwi chứa Vitamin A và Lutein – một chất chống oxy hóa hay Carotene thiết yếu giúp tăng cường và phát triển thị lực cho bé. Bên cạnh đó, hoạt chất Folate và Omega 3 có trong những trái kiwi còn góp phần mang lại trí thông minh ngay khi bé vẫn còn trong bụng mẹ.

Bà bầu ăn kiwi giúp xương chắc khỏe

Kiwi là một trong trong 7 loai quả bà bầu nên ăn. Kiwi rất giàu các vitamin đặc biệt là vitamin K. Hoạt chất rất cần thiết cho cơ thể trong thai kỳ. Trong quá trình sinh nở, người mẹ rất cần một lượng lớn máu. Vitamin K hỗ trợ sản sinh lượng hồng cầu để đáp ứng quá trình sinh nở.

Bà bầu nên ăn kiwi vào lúc nào?

Sáng sớm chính là thời điểm tốt nhất để ăn kiwi vì lúc này cơ thể của bà bầu có chứa một lượng Fructoza. Khi mới thức dậy, cơ thể chúng ta cần được bổ sung ngay năng lượng bởi ban đêm mọi hoạt động thường bị ngưng trệ. Không nên kiwi vào lúc gần đi ngủ vì lượng đường trong kiwi khiến mẹ khó ngủ. Mẹ bầu nên ăn 1-2 giờ trước khi ăn bữa ăn chính để hấp thụ tốt dinh dưỡng.

Mẹ bầu ăn kiwi nên lưu ý những vấn đề gì?

Tuy kiwi là loại quả được khuyến khích mẹ bầu sử dụng, phụ nữ khi mang bầu ăn quả này cũng nên lưu ý một số vấn đề nhằm đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của cả bản thân và thai nhi. Những vấn đề này sẽ được nêu ra ngay dưới đây, chúng bao gồm: 

- Mỗi ngày mẹ bầu không nên ăn kiwi quá nhiều, chỉ nên ăn vào khoảng từ 2-3 trái để không gây ra các tác động xấu đến sức khỏe. 

- Nhớ phải rửa kỹ càng, cẩn thận quả kiwi trước khi sử dụng vì quả kiwi không có ở Việt Nam, thường được nhập khẩu nên trong quá trình vận chuyển cần sử dụng đến chất bảo quản. 

Nói tóm lại, kiwi với giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà mẹ bầu có thể lựa chọn bổ sung vào danh sách các loại quả nên ăn trong thai kỳ hay thực đơn của mình. Tuy nhiên, để thật sự đảm bảo an toàn và yên tâm thêm kiwi vào chế độ ăn uống, các bà bầu vẫn nên tham khảo ý kiến từ phía bác sĩ trước khi sử dụng thức quả này.

Vũ Phương Bảo Khanh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....