Tác hại của việc thường xuyên nằm sấp khi ngủ đối với trẻ nhỏ

Thứ Năm, 13/10/2022 11:15 AM (GMT+7)

Trẻ nhỏ luôn ưa thích việc nằm sấp khi ngủ bởi tư thế này sẽ giúp các bé cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên đây lại là một thói quen cần phải bỏ.

Việc để trẻ nằm sấp thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe sau này của trẻ. Do vậy, các mẹ cần lưu ý chỉnh sửa tư thế ngủ của trẻ ngay từ nhỏ. 

tre-so-sinh-nam-sap-co-nguy-hiem-khong-nhung-tac-hai-va-loi-ich-khi-cho-tre-nam-sap-3

Ảnh hưởng cột sống

Một số nghiên cứu đã cho thấy, hầu hết trọng lượng cơ thể luôn tập trung ở phần giữa cơ thể. Vì thế, nếu trẻ nằm sấp khi ngủ, khối trọng lượng sẽ dồn nén xuống phần bụng, khiến cột sống bị ảnh hưởng và trở nên cong vẹo. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ khó có thể phát triển chiều cao tối đa, nguy cơ lưng sẽ bị gù và nguy hiểm hơn là bị lệch sống lưng.

Viêm phổi

Nhiều cha mẹ không biết rằng, việc trẻ nằm sấp sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm phổi hơn so với tư thế nằm ngửa. Bởi lẽ, khi nằm sấp, trẻ sẽ dễ dàng hít phải vi khuẩn, các bụi bẩn bám trên bề mặt nệm và gối. Những loại vi khuẩn này sẽ trực tiếp đi vào phổi và gây nên những cơn ho, đau rát cổ họng và nếu lâu dài sẽ bị viêm phổi. Nếu các mẹ không chú ý và chỉnh sửa tư thế khi ngủ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ sẽ dẫn đến tác hại xấu về sức khoẻ sau này của các bé.

Viêm da

Việc nằm sấp của trẻ cũng khiến làn da của các bé bị viêm. Lý do là khi nằm sấp bụng của trẻ sẽ tiếp xúc trực tiếp với bề mặt của giường nệm khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, tích tụ mồ hôi. Điều này cũng là nguy cơ chính dẫn đến việc trẻ bị viêm da hay chàm da…

Bên cạnh đó, với trẻ dưới 1 tuổi, phần đầu của khá to so với cơ thể mà lực ở phần cổ chưa đủ mạnh và sẽ khiến các bé gặp khó khăn lật ngửa lại. Duy trì một tư thế ngủ lâu sẽ khiến trẻ nhỏ không thoải mái và gặp không ít nguy hiểm, vì vậy các bậc cha mẹ nên lưu ý thay đổi tư thế ngủ thường xuyên cho các bé.

Cách tốt nhất hãy cho trẻ nằm ngửa ngay từ đầu giấc ngủ. Hạn chế đặt con ở tư thế nằm nghiêng bởi đây là tư thế dễ trẻ trở về tư thế nằm sấp. Đối với trẻ trên 1 tuổi, hãy điều chỉnh thói quen bằng cách dùng chăn đắp và kê gối mỏng ở hai bên để tránh việc trẻ tự chuyển mình.

Cha mẹ cũng có thể thay phiên nhau dành từ 10 – 20 phút quan sát trẻ ngủ để kiểm tra thói quen ban đêm sau đó sẽ áp dụng một số phương pháp điều chỉnh hiệu quả nhằm giúp các bé có một giấc ngủ ngon và sâu.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....