Tác hại đối với sức khỏe từ thói quen cắn móng tay ở trẻ

Thứ Hai, 03/10/2022 07:09 AM (GMT+7)

Cắn móng tay sẽ không phải là vấn đề lớn nếu chỉ là khi bé xử lý một cái móng gãy, gây khó chịu. Nhưng nếu trẻ có tật cắn móng tay thì chẳng những sẽ rất khó sửa đổi mà còn tác động lớn đến sức khỏe và tâm lý của bé.

1. Tổn hại sức khỏe, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

Dưới móng tay là nơi lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi. Một số vi khuẩn như salmonella, E.Coli hay vi khuẩn gây cảm cúm, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm với sự xuất hiện của chủng virus nCoV có thể trú ngụ dưới móng tay. Vì vậy, khi trẻ có thói quen cắn móng tay, nghĩa là trẻ có nhiều lần trong ngày đưa vi khuẩn qua đường miệng và chu du vào cơ thể, gây bệnh.

2. Gây ra các vấn đề móng tay: Viêm mé móng, móng tay quặp

Nếu một đứa trẻ có thói quen cắn móng tay trong một thời gian dài, thì móng tay của đứa trẻ về cơ bản không thể bảo vệ được thịt móng tay. Đến lúc đó, phần thịt của móng sẽ "thoái hóa" hoặc viêm nhiễm, nghiêm trọng hơn có thể phát triển thành "paronychia" hoặc các bệnh về ngón tay khác.

Nếu nghiện cắn móng tay, bé sẽ cắn đến khi mất mảng da và rướm máu. Nếu không giữ gìn sẽ có nguy cơ mắc viêm mé móng, kéo dài nhiều tuần trong tình trạng đau nhức và sưng phù. Ngoài ra, tật cắn móng tay tạo điều kiện cho móng mọc ngược vào trong, gây sưng tấy, đau đớn, thậm chí phải phẫu thuật nếu bị nhiễm trùng.

tre-can-mong-tay-1_1

3. Gây ra các bệnh về đường tiêu hóa

Vi trùng, vi khuẩn ẩn trú trong móng tay có thể theo vào dạ dày và gây bệnh về đường tiêu hóa. Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa châu Âu Sweet đã chỉ ra rằng 63% những người thường xuyên cắn móng tay đã phát hiện E. coli trong dạ dày.

4. Gây yếu răng, biến dạng hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ về sau

Cắn móng tay là dùng răng cắn và kéo sát vào đầu phần mé móng. Nếu cắn móng tay lâu ngày nó sẽ gây áp lực lên răng của trẻ. Ngoài ra, khi trẻ đang trong quá trình mọc răng, điều chỉnh răng nó có thể khiến vị trí răng dịch chuyển, gây lệch hàm răng, mẻ răng hoặc hỏng men răng. Điều này không chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ của gương mặt mà còn tổn hại đến sức khỏe răng miệng.

5. Làm trầm trọng thêm "tâm lý trốn chạy" ở trẻ em

Nếu đã ghiền cắn móng tay, trẻ sẽ cắn nhiều hơn nếu rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng... để giải tỏa cảm xúc. Về bản chất, đó là cách giải quyết tình trạng tâm lý tiêu cực. Nhưng nếu nó chuyển biến theo chiều hướng xấu, nghĩa là trẻ cắn đến chảy máu đầu ngón tay vẫn không biết đau hoặc không màng đến đau đớn thì đó là lúc cha mẹ đã dần đánh mất con mình. Nếu không sửa bỏ, thói quen này sẽ biến trẻ thành kẻ phụ thuộc rất nguy hại cho sự phát triển tâm lý bình thường của trẻ.

6. Viêm khớp

Viêm nhiễm do cắn móng tay nếu xảy ra ở ngoài da, móng có thể xử lý trong thời gian ngắn. Nhưng nếu trẻ nhỏ cắn móng tay thường xuyên khiến các khớp ở bàn tay bị viêm thì đó lại là câu chuyện nghiêm trọng hơn nhiều. Tình trạng này gọi chung là viêm khớp nhiễm trùng, rất khó chữa và đôi khi cần phải phẫu thuật. Theo David Katz, giám đốc Trung tâm nghiên cứu phòng ở Đại học Yale cảnh báo bệnh viêm khớp tay cũng có thể dẫn đến tình trạng khuyết tật vĩnh viễn, thậm chí là nhiễm trùng toàn thân.

7. Nổi mụn mủ, lở loét

Trẻ cắn móng tay có nguy cơ nổi mụn nước xung quanh móng. Nguyên nhân phổ biến có thể do vi khuẩn HPV gây ra. Nếu trẻ chạm ngón tay nhiễm khuẩn lên mặt, mặt trẻ có thể nổi mụn mủ, lở loét.

8. Hơi thở có mùi khó chịu

Vi khuẩn từ móng tay xâm nhập vào miệng khiến người có thói quen này dễ bị bệnh hơi thở có mùi hôi.

Cách phòng ngừa

Cắn móng tay thường bắt đầu từ thời thơ ấu và có thể tiếp tục cho đến khi trưởng thành. Do đó, cha mẹ cần sớm thay đổi thói quen xấu này cho trẻ. Dưới đây là những gợi ý giúp trẻ hạn chế việc cắn móng tay.

tre-can-mong-tay-nguyen-nhan-vi-sao

Cắt ngắn móng: Một bộ móng được chăm sóc, vệ sinh hằng ngày sẽ khiến trẻ không có cảm giác khó chịu và thèm được cắn. Vì vậy, hãy giữ cho móng tay của con được cắt tỉa cẩn thận. Điều này sẽ giúp bé tránh khỏi vi khuẩn và bụi bẩn bám dưới móng. Khi trẻ lớn tuổi hơn, cha mẹ có thể khuyến khích bé để móng tay ngắn và giáo dục cho con về những nguy cơ của việc cắn móng tay.

Làm dịu sự lo lắng: Trẻ cắn móng tay thường do lo lắng. Nếu cha mẹ cảm thấy con mình cắn móng tay nhiều hơn khi căng thẳng hoặc lo lắng, hãy dành thời gian để nói chuyện với con.

Vui chơi với trẻ nhiều hơn: Bệnh cắn móng tay thường là do thói quen duy trì từ nhỏ cho đến lớn. Do đó ngay từ khi trẻ còn dưới 1 tuổi, cha mẹ nên hạn chế cho con cắn móng tay. Thay vào đó hãy vui chơi với con nhiều hơn. Bởi khi tay trẻ bận chơi các trò chơi, con sẽ không còn nghĩ đến cắn móng. Để hiệu quả hơn, cha mẹ có thể chơi cùng với con các trò chơi ngoài trời để tay chân trẻ luôn hoạt động.

Tạo vị lạ ở móng: Nếu trẻ không thể ngừng cắn móng tay, cha mẹ có thể tìm mua những sản phẩm hỗ trợ loại bỏ tật cắn móng tay cho con. Một số các loại kem hoặc thuốc bôi tại nhà thuốc có vị đắng, khiến trẻ không còn muốn ngậm móng tay nữa.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....