Tại sao mẹ bầu hay bị chuột rút?

Thứ Bảy, 13/10/2018 08:12 AM (GMT+7)

Chuột rút là một trong những hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là trong những tháng cuối. Tình trạng chuột rút ở bà bầu thường xuất hiện về đêm, có người bị ít nhưng có người thường xuyên bị chuột rút.

Tại sao mẹ bầu hay bị chuột rút?

Theo nghiên cứu, chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột gây ra cơn đau dữ dội ở phần bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa.Chuột rút gây cảm giác đau nhứt do co cơ hoặc cũng có thể do trời lạnh, do hoạt động quá mức hay sức khỏe bị giảm sút hoặc bị ngộ độc. Chuột rút xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là bà bầu.

Theo các bác sĩ, chuột rút thường ở bà bầu có thể do các nguyên nhân sau:

- Chuột rút do tăng cân quá nhanh: bà bầu bị chuột rút có nhiều nguyên nhân có thể là do trọng lượng cơ thể răng nhanh, gây áp lực nhiều hơn đến các cơ ở chân dẫn đến tình trạng chuột rút.

Empty

- Dây chằng bị kéo dãn căng: vào đầu thai kỳ, bà bầu hay bị ốm nghén, nôn ói và không ăn uống được khiến cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, mất nước, mấy cân bằng điện giải dẫn đến chứng co cơ đột ngột. Khi em bé lớn dần, tử cung của mẹ mở rộng, dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, gây nên các cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng.

- Thiếu canxi: những mẹ bầu bị thiếu canxi cũng dễ bị chuột rút. Trong giai đoạn mang thai, nhất là những thai kỳ cuối nhu cầu canxi tăng cao nếu mẹ không bổ sung đủ sẽ dẫn đến thiếu canxi. Thiếu canxi khiến cơ bắp mẹ đau nhức, dễ căng cứng cơ, co rút,…

Bà bầu bị chuột rút không chỉ gây đau đớn cho cơ thể, ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe của thai nhi.

Cách phòng ngừa chuột rút thai kỳ

Nếu bà bầu thường xuyên bị chuột rút sẽ gây đau nhức, khó chịu cho toàn cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể. Vậy nên, để phòng ngừa chuột rút thai kỳ lâu dài, bà bầu cần:

- Tránh đứng hoặc ngồi chéo chân quá lâu.

- Co duỗi bắp chân thường xuyên vào ban ngày và trước khi đi ngủ.

- Xoay mắt cá chân, ngọ nguậy ngón chân khi ngồi ăn tối hoặc xem tivi.

- Đi bộ mỗi ngày, trừ khi bác sĩ yêu cầu hạn chế đi bộ do thai dọa sảy...

- Tránh làm việc quá sức, nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông tốt hơn.

- Uống nước thường xuyên, không để kast. Uống đủ nước mỗi ngày để tránh bị mất nước, mất cân bằng điện giải.

- Bổ sung magie, canxi trước khi sinh.

- Tắm nước ấm để các cơ được thư giãn.

Empty

Trog trường hợp bà bầu thường xuyên bị chuột rút có thể áp dụng một số mẹo trị chuột rút sau:

- Matxa chân: bạn hãy nhẹ nhàng xoa bop, matxa từ đùi đến bắp chân, các ngón chân, mắt cá chân… Việc này giúp máu lưu thông tốt hơn, cũng như giúp các cơ thư giãn tốt hơn.

- Kê chân lên gối mềm: Khi ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi, các mẹ nên kê chân lên gối cao một chút để máu được lưu thông dễ dàng, tránh chuột rút.

- Chườm lên vùng bị đau: nếu chuột rút ghé thăm mẹ bầu hãy đặt túi chườm hoặc đơn giản là dùng chai nước nóng chườm lên vùng chân bị đau.

Với bà bầu, tốt nhất là nên để đôi chân được vận động, thư giãn thường xuyên tránh tình trạng đứng/ngồi 1 chỗ quá lâu khiến bà bầu bị chuột rút nặng nề hơn. Với những bà bầu làm việc văn phòng thì nên thường xuyên đi lại để cơ được co giãn, chống chuột rút đột ngột.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....