Tại sao mẹ cần chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai?

Thứ Tư, 15/04/2020 08:00 AM (GMT+7)

Khi có kế hoạch mang thai, ngoài việc chuẩn bị sức khỏe và tài chính, thì việc chuẩn bị tâm lý cũng vô cùng quan trọng. Vậy tại sao phải chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai? Và mẹ cần làm gì để có sự chuẩn bị tốt nhất?

tam-ly-truoc-khi-mang-thai

Tại sao cần chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai?

Theo nghiên cứu, nếu bố mẹ thường xuyên bị căng thẳng và stress thì khả năng thụ thai sẽ giảm đáng kể. Việc chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai sẽ giúp bạn thụ thai dễ dàng hơn, sớm có tin vui hơn.

Khi có sự chuẩn bị trước khi mang thai, người mẹ cũng sẽ chủ động ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, ngưng sử dụng thuốc tránh thai. Bố mẹ cũng sẽ hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích để tăng chất lượng trứng và tinh trùng. Việc này sẽ giúp thai kỳ khỏe mạnh hơn, thai nhi tránh được các dị tật không đáng có.

Việc mang bầu và sinh con sẽ làm xáo trộn thời gian và công việc của người mẹ. Người mẹ cần chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai để chắc chắn rằng sẽ ưu tiên con cái, có thể tạm hoãn sự nghiệp. Nếu mẹ chưa chuẩn bị và sắp xếp công việc, vừa chăm con vừa làm việc có thể khiến mẹ quá sức. Mẹ cũng hãy chuẩn bị tâm lý trước trường hợp thai kỳ không khỏe mạnh, mẹ ốm nghén nhiều thì sẽ phải giảm tải công việc hoặc nghỉ việc sớm.

Dù ít hay nhiều, việc mang thai sẽ làm thay đổi nhan sắc của người mẹ. Một loạt vấn đề có thể xảy ra. Chẳng hạn như tăng cân, nở mũi, đem sạm da, rạn da, mụn trứng cá, rụng tóc,.... Điều này sẽ khiến mẹ tự ti, ảnh hưởng tâm trạng khá lớn. Mẹ hãy chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai, sẵn sàng đón nhận những thay đổi tạm thời này.

Mang thai và làm mẹ sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của người phụ nữ. Bạn sẽ bận rộn, vất vả hơn rất nhiều. Bạn phải tạm gác các cuộc vui để "vùi đầu" vào bỉm sữa. Chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Bố và mẹ cùng chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai sẽ giúp thai nhi được chăm sóc đầy đủ nhất. Nếu các cặp vợ chồng không bàn bạc trước khi quyết định có con, có thể sẽ xảy ra những bất đồng và cãi vã gây rạn nứt tình cảm. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của người mẹ khi mang thai.

chuan-bi-tam-ly-truoc-khi-mang-thai

Cần làm gì để chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai?

Để chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai, bạn hãy tự hỏi bản thân đã sẵn sàng làm cha mẹ chưa? Tài chính có đủ cho việc nuôi dạy một đứa trẻ? Bạn có thể cân bằng công việc và gia đình không? Bạn có sẵn sàng từ bỏ một số thú vui để ở nhà chăm sóc con?

Khi một đứa trẻ ra đời sẽ làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn, nên hãy suy nghĩ thật kỹ. Bạn nên suy nghĩ kỹ và chỉ mang thai khi đã sẵn sàng!

Khi có kế hoạch mang thai, hãy giải quyết các vấn đề gây căng thẳng trong cuộc sống. Sắp xếp lại công việc. Nghỉ ngơi đầy đủ, dinh dưỡng khoa học sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc giữ tâm trạng vui vẻ. Ngoài ra, bạn có thể đi du lịch, tham gia các lớp tập yoga hoặc thiền, đi massage,.... để giải tỏa stress.

Trang bị đầy đủ kiến thức mang bầu và sinh con là cách chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai tốt nhất. Có kiến thức sẽ giúp bạn trải qua thai kỳ nhẹ nhàng hơn. Chăm con khoa học không những giúp trẻ phát triển toàn diện, mà còn giúp người mẹ đỡ vất vả hơn. Học hỏi kinh nghiệm từ sách vở hoặc từ những người mẹ khác sẽ giúp bạn đỡ bỡ ngỡ hơn.

Đừng quên nhờ sự trợ giúp của chồng, người thân, ông bà nội - ngoại hoặc người giúp việc. Đây là những người sẽ giúp bạn đỡ vất vả hơn. Khi bạn có người để tâm sự, có thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân, sẽ tránh được nguy cơ bị trầm cảm.

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....