Tại sao phụ nữ béo phì khó có con?

Chủ Nhật, 04/12/2022 03:19 PM (GMT+7)

Lượng mỡ cao dẫn đến các rối loạn hormone, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ thừa cân, béo phì. Theo chuyên gia, nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) của phụ nữ nằm ở mức 30 trở lên, khả năng sinh sản có thể bị ảnh hưởng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khó thụ thai.

 Cũng theo chuyên gia để thụ thai dễ dàng hơn, chỉ số khối BMI lý tưởng nên nằm trong khoảng từ 18,5 đến 25.

Mối liên hệ giữa béo phì và khả năng có thai

Cũng giống như buồng trứng, các tế bào mỡ sản sinh ra estrogen. Càng nhiều mỡ, lượng estrogen sản sinh càng nhiều. Khi lượng estrogen cao, cơ thể sẽ không thường xuyên, hoặc không rụng trứng, thậm chí là không có kinh nguyệt hàng tháng. Theo số liệu thống kê, số lượng phụ nữ béo phì gặp các vấn đề về rụng trứng cao gấp 3 lần so với phụ nữ bình thường.

Khó thụ thai

Phụ nữ béo phì khó thụ thai do chất béo tích tụ xung quanh vùng bụng cơ thể. Nó cản đường của trứng với một t.inh t.rùng khỏe mạnh. Chất béo bao quanh tử cung và buồng trứng cũng gây khó khăn cho thụ thai và sinh con. Ngay cả phụ nữ có chu kỳ rụng trứng bình thường cũng gặp vấn đề về sinh sản nếu béo phì.

Kinh nguyệt thất thường

Kinh nguyệt đều đặn là điều cần thiết ở phụ nữ béo phì nếu muốn thụ thai. Nhưng hầu hết phụ nữ béo phì thường có chu kỳ k.inh n.guyệt thất thường nên rất khó khăn để lên kế hoạch thụ thai.

Khó rụng trứng

Khác với nhận định phụ nữ béo phì vẫn có thể rụng trứng theo kế hoạch và đúng lúc, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy điều này hoàn toàn ngược lại.

Nguy cơ sẩy thai cao

Nguy cơ sẩy thai là kết quả của béo phì đối với khả năng sinh sản và mang thai. Lượng chất béo dư thừa bao quanh tử cung gây sức ép cho sự phát triển bào thai đồng thời dẫn đến những vấn đề về sức khỏe dinh dưỡng cho thai nhi.

Hội chứng buồng trứng đa năng

Hội chứng này là sự mất cân bằng các hormone. Buồng trứng đa nang khiến nhiều u nang phát triển trong buồng trứng, cản trở quá trình rụng trứng và dẫn đến kinh nguyệt không đều (đôi khi không có). Buồng trứng đa nang cũng gây mụn trứng cá và rậm lông trên cơ thể. Nó phá vỡ hoạt động bình thường của chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng, từ đó dẫn đến vô sinh.

Gia tăng oestrogen

Oestrogen là hormone cần thiết cho thụ thai và sinh con ở phụ nữ. Oestrogen tăng quá mức có thể làm hormone androgen tăng theo, gây dư thừa androgen, ảnh hưởng đến sinh sản và mang thai, phá vỡ chu kỳ rụng trứng hằng tháng. Đây là vấn đề thường gặp ở phụ nữ béo phì.

Giảm khả năng điều trị vô sinh

Ảnh hưởng khác của béo phì là giảm khả năng điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm và những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác.

Thai quá ngày

Thai kéo dài quá giới hạn 38-42 tuần là nguy cơ phổ biến ở phụ nữ béo phì.

Kháng leptin

Leptin là một protein hiện hữu trong cơ thể giúp bình ổn thể trọng và sinh sản. Tuy nhiên, ở phụ nữ béo phì protein leptin lại mất hiệu lực và dẫn đến những khó khăn về sinh sản.

Các bất ổn khác

Phát triển tiểu đường thai kỳ suốt thời gian mang thai nhiều hơn so với người có thể trọng bình thường.

Do ảnh hưởng của thể trọng họ cũng gặp phải trở ngại khi sử dụng một số thuốc giảm đau chẳng hạn khi gây tê khối u ngoài màng cứng.

Nhiễm trùng các bệnh đường tiết niệu là nguy cơ khó tránh khỏi khi mang thai. Họ cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sản dù sinh mổ hoặc sinh thường.

Tăng nguy cơ nghẽn mạch ở mức nghiêm trọng.

Sinh con nặng cân và có lượng mỡ trong cơ thể cao hơn bình thường.

Tiềm ẩn rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng như thở liên tục rồi ngừng lại và bắt đầu thở (ngừng thở khi ngủ). Đặc biệt khi mang thai, tình trạng này càng trầm trọng hơn.

Con dễ mắc bệnh mạn tính như tim mạch hoặc tiểu đường khi lớn lên.

Quá cân và mỡ bụng làm gia tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề bất thường về kinh nguyệt. Chỉ số BMI càng cao, nguy cơ này càng gia tăng.

Bên cạnh đó, phụ nữ béo phì cũng có khả năng mắc các dạng lạc nội mạc tử cung nghiêm trọng. Đây là tình trạng khi các mô tương tự như lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung hoặc ngay tại tử cung, thường là trên các cơ quan khác bên trong khung chậu hoặc khoang bụng, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Ngoài ra, phụ nữ thừa cân có tỷ lệ mang thai thấp hơn khi thử thụ thai tự nhiên hoặc áp dụng các phương pháp điều trị sinh sản. Thừa cân làm giảm khả năng đáp ứng của buồng trứng đối với các loại thuốc điều trị vô sinh. Béo phì cũng ảnh hưởng đến chất lượng trứng và niêm mạc tử cung, khiến khả năng thụ tinh, chất lượng phôi và tỷ lệ làm tổ thấp hơn.

nhung-nguy-co-

Các biện pháp điều trị sinh sản

Không phải tất cả phụ nữ có chỉ số BMI trên 30 đều khó thụ thai, nhiều người vẫn mang thai một cách tự nhiên, không gặp cản trở.

Các chuyên gia cho rằng, không nên nghĩ giảm cân là ưu tiên hàng đầu trong việc điều trị sinh sản ở phụ nữ quá cân. Hoãn mang thai trước khi đạt được mức cân nặng phù hợp cần phải được tính toán cân bằng với nguy cơ giảm khả năng sinh sản theo tuổi tác.

Nếu một phụ nữ quá cân đến xin tư vấn tại chuyên khoa sản, họ sẽ trải qua quá trình chuẩn đoán vô sinh như tất cả phụ nữ có BMI ở mức bình thường khác, bao gồm phân tích tinh dịch đồ của đối phương, xét nghiệm dữ trữ buồng trứng, hoặc xét nghiệm nội tiết trong trường hợp kinh nguyệt không đều.

Nếu bệnh nhân không rụng trứng, các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân của tình trạng này do buồng trứng đa nang, suy giáp hay các vấn đề khác, sau đó cung cấp các biện pháp điều trị bằng thuốc phù hợp để thúc đẩy rụng trứng.

Quá trình điều trị cũng phụ thuộc vào các vấn đề khác như tuổi tác hay dự trữ buồng trứng. Với các vấn đề sinh sản do tắc ống dẫn trứng, hoặc do đối phương mắc vô sinh nam, các bác sĩ có thể khuyến nghị bệnh nhân sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Các chuyên gia cho biết, thông thường, phụ nữ thừa cân sẽ được khuyến khích đạt được mức cân nặng khoẻ mạnh trước khi thử thụ tinh trong ống nghiệm. Nhiều thống kê cho thấy, phụ nữ thừa cân có tỷ lệ cấy phôi thành công thấp hơn so với phụ nữ có cân nặng khoẻ mạnh.

Để gia tăng khả năng có thai ở phụ nữ quá cân, các chuyên gia cho biết, giảm cân là việc nên làm, kết hợp cùng theo dõi chu kỳ rụng trứng một cách sát sao và tham vấn các ý kiến của bác sĩ, xét nghiệm để xác định có bị buồng trứng đa nang hay không, đồng thời sử dụng thuốc theo đúng liệu trình kê đơn.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....